Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

WSJ: Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á

Phân tích

04/11/2022 19:57

Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế thần tốc, dự trữ ngoại hối (đồng USD) và chính sách tiền tệ linh hoạt. Đây là nhận định trong bài viết của tác giả Megha Mandavia đăng trên báo Wall Street Journal (WSJ) mới đây.

Theo tác giả Megha Mandavia, giai đoạn tăng trưởng vàng “Goldilocks”- khi mọi thứ đều cân bằng đến hoàn hảo và những ngày suôn sẻ thuận lợi hậu đại dịch COVID-19 của Việt Nam dường như đã qua. 

Tuy nhiên, những gì mà Việt Nam làm được đang là điều mà nhiều quốc gia khác mong muốn mà chưa làm được trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trầm lắng và chìm trong nỗi lo suy thoái, lạm phát, giá cả tăng cao, nhiều biến động thay đổi.

Bài viết trên WSJ nhấn mạnh Việt Nam có thể sẽ nằm trong số những nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm tới dù đồng tiền nội tệ (VND) yếu hơn và dự trữ ngoại hối đang giảm đi. Dù vậy, trên thực tế, Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại hối và chính sách tiền tệ linh hoạt.

WSJ: Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á - Ảnh 1.

Trong bài viết mới đăng trên số ngày 1/11, tờ Wall Street Journal (WSJ) nhận định Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế thần tốc, dự trữ ngoại hối bằng đồng USD và chính sách tiền tệ linh hoạt. Ảnh: AP

Theo tác giả Megha Mandavia, tình hình có thể trở nên phức tạp hơn đối với Việt Nam nếu thế giới rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tự do hóa thương mại mạnh mẽ, tích cực và mức lương nhân công tương đối rẻ, động lực tăng trưởng sản xuất của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. 

Đồng thời, Việt Nam cũng có lợi thế xuất phát từ vị thế tăng trưởng đáng ngưỡng mộ với GDP quý III/2022 tăng vọt 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.

Tác giả Megha Mandavia cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vào tuần trước thông báo tăng lãi suất điều hành của mình thêm từ 0,5-1%, lần tăng thứ hai trong vòng hơn một tháng qua - động thái tăng lãi suất điều hành được NHNN lý giải là nhằm chống lạm phát trong bối cảnh áp lực toàn cầu đè nặng và đà trượt giá mạnh của VND do giá đồng USD lên cao nhất trong nhiều năm qua.

WSJ: Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á - Ảnh 2.

Bài viết trên WSJ nhấn mạnh Việt Nam có thể sẽ nằm trong số những nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm tới, dù đồng nội tệ (VND) yếu hơn và dự trữ ngoại hối giảm. Ảnh: AP

Dữ liệu từ CEIC cũng cho thấy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam bằng hơn ba tháng nhập khẩu tính đến tháng 6. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Indonesia là hơn 5 tháng nhập khẩu và 7 tháng với Thái Lan, Philippines tính đến tháng 8. Việt Nam không thể chủ quan với điều này.

Tác giả Megha Mandavia cho biết: "Tình hình có thể trở nên phức tạp hơn đối với Việt Nam nếu thế giới rơi vào suy thoái".

Theo đó, Việt Nam có thể sẽ phải mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá, ngoại hối một lần nữa và chấp nhận đà suy yếu của VND trong khi vẫn phải tiếp tục tăng lãi suất điều hành.

WSJ khẳng định: "Tuy nhiên, nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tự do hóa thương mại mạnh mẽ, tích cực và mức lương nhân công tương đối rẻ, động lực tăng trưởng sản xuất của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn".

Đồng thời, tác giả này cho rằng, Việt Nam cũng có lợi thế xuất phát từ vị thế tăng trưởng đáng ghen tị: GDP quý III/2022 tăng vọt 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.

(Nguồn: TTXVN/WSJ)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement