Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vừa ra mắt quốc tế, máy bay nội địa Trung Quốc nhận được hàng chục đơn đặt hàng

Báo cáo phân tích

21/02/2024 08:10

Trung Quốc vừa trình làng máy bay chở khách thân hẹp C919 do nước này sản xuất trong ngày khai mạc Triển lãm Hàng không Singapore. Sự kiện được đánh giá là cơ hội để C919 quảng bá hình ảnh ra bên ngoài, trong bối cảnh Airbus và Boeing tham gia khá hạn chế .

CEO Airbus nói không lo ngại máy bay 'made in China'

Triển lãm năm nay thiếu vắng sự góp mặt của "gã khổng lồ" Boeing tại hạng mục máy bay chở khách, sau hàng loạt sự cố với Boeing 737 MAX và các cuộc điều tra về quy trình sản xuất của công ty.

Được coi là đối thủ của Boeing 737 và Airbus 320, C919 là thành quả 14 năm phát triển của Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac). C919 này được Trung Quốc cấp chứng nhận cuối tháng 9/2022. Đây là mẫu máy bay thân hẹp, có sức chứa 158-169 hành khách với tầm bay hơn 5.500 km.

C919 đã được hãng hàng không Trung Quốc China Eastern Airlines đưa vào vận hành từ tháng 5/2022. Đến nay, Comac đã bàn giao 4 chiếc cho hãng bay này. C919 sử dụng động cơ CFM International LEAP, cùng loại với A320neo.

Cũng tại Triển lãm Hàng không Singapore, Comac cho biết đã nhận thêm đơn hàng 40 chiếc C919 và 10 chiếc phản lực ARJ21 từ hãng bay Trung Quốc Tibet Airlines. ARJ-21 đã hoạt động tại Indonesia. Tuy nhiên, C919 vẫn chưa có khách hàng quốc tế nào.

Các máy bay phản lực được thiết kế để phù hợp với các cao nguyên có độ cao lớn, trong đó hãng hàng không Tibetan Airlines là khách hàng đầu tiên của dòng máy bay mới đang được phát triển này. 

Vừa ra mắt quốc tế, máy bay nội địa Trung Quốc nhận được hàng chục đơn đặt hàng- Ảnh 1.

C919 của tập đoàn COMAC được kỳ vọng cạnh tranh trực tiếp với dòng A320 và B737 của hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới là Airbus và Boeing. Ảnh: Reuters

Comac cho biết sẽ tiến hành "các chiến dịch tiếp thị để tăng cường liên lạc với khách hàng và đối tác" trong thời gian triển lãm hàng không, đồng thời cam kết phục vụ khách hàng Đông Nam Á tốt hơn, vốn được coi là thị trường trọng điểm của C919 và ARJ21.

Tập đoàn Đầu tư Phát triển Hàng không Dân dụng Hà Nam, một công ty nhà nước khác của Trung Quốc, cũng đã đồng ý mua 6 chiếc ARJ21, bao gồm các phiên bản chữa cháy, dịch vụ y tế và máy bay phản lực khẩn cấp.

Sự ra mắt quốc tế của C919 diễn ra sau khi Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc hồi tháng trước cho biết họ sẽ thúc đẩy việc chứng nhận máy bay chở khách thân hẹp ở châu Âu.

Ngoài ra còn có những câu hỏi ngày càng tăng về thị phần của Boeing trên thị trường máy bay chở khách thân hẹp sau các vấn đề an toàn với máy bay phản lực 737 Max của hãng.

Boeing cũng không mang máy bay thương mại đến Singapore, mà chỉ đưa theo máy bay quân sự, gửi tới triển lãm hai mẫu tiêm kích F-15 và máy bay ném bom B-52. Tuy vậy, Boeing vẫn nhận được đơn đặt hàng 4 chiếc Boeing 787-9 Dreamliners từ Royal Brunei Airlines. 

Tuy nhiên, CEO Airbus cho biết C919 sẽ không gây xáo trộn thị trường. "Sản phẩm này nhìn giống máy bay thân hẹp của Airbus", Christian Scherer - CEO Airbus cho biết bên lề triển lãm  đang diễn ra.

CEO Airbus thừa nhận C919 là "nỗ lực hợp pháp" của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông tự tin thị trường vẫn đủ lớn để cạnh tranh. "Chúng tôi không muốn tự lừa dối bản thân. Cạnh tranh tăng lên là điều bình thường. Chúng tôi luôn chào đón điều đó", ông nói.

Trung quốc trên đường đua bầu trời

Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào sản xuất máy bay thương mại nhằm tăng cường khả năng tự lực thay thế hàng nhập khẩu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng với Mỹ về công nghệ tiên tiến.

Nhiều bộ phận quan trọng được sử dụng trên C919, bao gồm cả động cơ, đều do các công ty và liên doanh nước ngoài sản xuất.

Máy bay chở khách thân hẹp xuất hiện lần đầu tiên bên ngoài Trung Quốc đại lục vào tháng 12 sau khi thực hiện chuyến bay trình diễn ở Hồng Kông. Nó cũng được trưng bày cùng với ARJ21 tại sân bay quốc tế của thành phố.

Vừa ra mắt quốc tế, máy bay nội địa Trung Quốc nhận được hàng chục đơn đặt hàng- Ảnh 2.
Vừa ra mắt quốc tế, máy bay nội địa Trung Quốc nhận được hàng chục đơn đặt hàng- Ảnh 3.
Vừa ra mắt quốc tế, máy bay nội địa Trung Quốc nhận được hàng chục đơn đặt hàng- Ảnh 4.
Vừa ra mắt quốc tế, máy bay nội địa Trung Quốc nhận được hàng chục đơn đặt hàng- Ảnh 5.

Dàn máy bay trình diễn ở triển lãm hàng không lớn nhất châu Á. 

Dù C919 chỉ mới được cấp phép tại Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng đây có thể là cái tên thách thức sự thống trị của Boeing và Airbus trên thế giới. "Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều người trong ngành. Họ tin rằng các vấn đề gần đây của Boeing, đặc biệt là với dòng 737 Max, sẽ là cơ hội cho Comac", Chris Olin - nhà phân tích tại Northcoast Research cho biết trên CNBC.

Tại buổi khai mạc triển lãm, các khách mời và khán giả được thưởng thức màn trình diễn máy bay quân sự mãn nhãn đến từ Singapore, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Mỹ, cũng như máy bay thương mại COMAC C919 và Airbus A350-1000.

Đặc biệt, các máy bay tham dự buổi trình diễn sử dụng tới 35% là nhiên liệu bền vững SAF.

Triển lãm hàng không Singapore 2024 diễn ra từ ngày 20/2 - 25/2, quy tụ các mẫu máy bay thương mại và máy bay quân sự trên khắp thế giới.

(Nguồn: SCMP/CNBC)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement