Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ "Hồ sơ Panama" thứ hai của Deutsche Bank và Donald Trump?

Phân tích

21/03/2019 20:16

Tại sao một đại gia ngân hàng Đức xuất hiện trên tin tức báo chí, và tại sao Nhà Trắng lo lắng?

Timothy L. O'Brien, tổng biên tập sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết mới đây đăng trên trang mạng bloomberg, nội dung như sau.

Năm 2006, Donald Trump đã kiện nhà báo Mỹ Timothy L. O'Brien vì tội bôi nhọ. Trump khi đó khẳng định cuốn tiểu sử mà cây bút này đã viết, mang tựa đề "TrumpNation" (tạm dịch "Chủ nghĩa dân tộc Trump: Nghệ thuật để trở thành Donald"), đã đánh giá thấp giá trị khối tài sản của Trump và bóp méo những thành tựu trong quá khứ của ông với tư cách là một doanh nhân.

Vụ

Trump đã thua kiện hồi năm 2011. Ông ấy đã đòi bồi thường thiệt hại số tiền là 5 tỷ USD. Đây là sự khác biệt giữa tuyên bố của Trump rằng ông ấy xứng đáng được nhận vào thời điểm đó - khoảng 6 tỷ USD - với con số mà các nguồn tin của nhà báo O'Brien cho là Trump đáng được nhận: 150 triệu đến 250 triệu USD. (5 tỷ USD cũng nhiều hơn đáng kể so với khoản tạm ứng mà nhà xuất bản đã trả cho O'Brien để viết cuốn sách trên).

Trong quá trình kiện tụng, các luật sư của O'Brien đã nắm được những thông tin về định giá tài sản của Trump do "đại gia" ngân hàng Đức Deutsche Bank AG cung cấp năm 2004. Ngân hàng Đức này cho rằng Trump có tài sản ròng trị giá khoảng 788 triệu USD, mặc dù ông đã nói với họ rằng khối tài sản của mình ước tính 3 tỷ USD.

"Có phải ông luôn hoàn toàn trung thực trong những tuyên bố công khai về giá trị tài sản của mình hay không", luật sư của O'Brien đã hỏi vị tổng thống tương lai của nước Mỹ như vậy trong một lần lấy lời khai (trong đó ông ấy đã phải thừa nhận rằng đã hàng chục lần nói dối trong nhiều năm về các hoạt động kinh doanh và tài chính của mình).

"Tôi sẽ cố", Trump trả lời. (Có lẽ không khó lắm; trong phiên điều trần của quốc hội mới đây, Michael Cohen, cựu luật sư riêng của Trump, đã nói rằng Trump và kế toán của ông, Allen Weisselberg, đã thường xuyên âm mưu thổi phồng giá trị tài sản của mình với các hãng bảo hiểm và ngân hàng).

Khi các luật sư của O'Brien hỏi về cách Trump tính giá trị tài sản ròng của mình, ông đã nói rằng ông tự đánh giá "tăng hay giảm phụ thuộc vào thị trường và tùy theo quan điểm cũng như cảm xúc, thậm chí cả cảm xúc cá nhân". 

Những năm gần đây, O'Brien đã có nhiều bài viết hơn xung quanh những đánh giá của Deutsche Bank về mức độ giàu có của Trump, ví dụ như năm 2015, khi Trump tuyên bố tranh cử tổng thống hay hồi tháng 11/2018 sau khi cảnh sát Đức bất ngờ khám xét trụ sở của Deutsche Bank ở Frankfurt như một phần trong chiến dịch điều tra rửa tiền liên quan đến "Vụ bê bối hồ sơ Panama". 

Vụ

Tuần này, Deutsche Bank đã xuất hiện trở lại trên các bản tin thời sự. Với việc cả Ủy ban Phân bổ ngân sách Hạ viện, Ủy ban Tình báo Hạ viện và Tổng chưởng lý bang New York của Mỹ đều xem xét chi tiết mối quan hệ của Trump với Deutsche Bank, tờ New York Times tối 18/3 đã công bố một báo cáo toàn diện về nhiều hợp đồng kinh doanh và thỏa thuận cho vay giữa Deutsche Bank và Trump.

David Enrich, phóng viên của tờ Times, tiết lộ: "Các quan chức của Deutsche Bank đã lập luận với các nhà quản lý, các nhà lập pháp và giới báo chí rằng ông Trump không phải là một đối tác ưu tiên đối với ngân hàng hoặc các nhà lãnh đạo cấp cao của ngân hàng và rằng việc cho vay là công việc của một bộ phận đơn lẻ, ít người biết đến....

Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn với hơn 20 cựu và đương kim giám đốc điều hành và các thành viên Hội đồng quản trị của Deutsche Bank, hầu hết trong số họ có quan hệ trực tiếp với Trump, lại mâu thuẫn với câu chuyện của ngân hàng".

Những phần của câu chuyện này, và những người liên quan đến nó, nghe khá quen. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi Trump suýt phải tuyên bố phá sản cá nhân, ông đã không còn khả năng trả số tiền khoảng 3,4 tỷ USD mà ông vay từ một vài ngân hàng lớn ở Mỹ (và khoảng 900 triệu USD mà ông đã đích thân bảo lãnh).

Các khách sạn, sòng bạc, bất động sản, một hãng hàng không và những hạng mục khác trong danh mục vốn đầu tư khó khăn về tài chính... của ông đã được đưa vào chương trình bảo hộ phá sản. Trump chỉ có thể sống sót nhờ sự hỗ trợ tài chính từ cha mình, người có tài sản chiếm một phần đáng kể trong khối tài sản cá nhân của Trump. (Tuy nhiên Trump đã nói dối nhà báo O'Brien về việc phải nhờ cậy vào số tiền của cha ông. Những tài liệu mà ông đã nộp lên trong vụ kiện chống O'Brien đã chứng minh điều đó).

Sau cú sụp đổ tài chính, Trump đã trở thành một kẻ bị ruồng bỏ, bị các ngân hàng lớn của Mỹ né tránh. Để có vốn cho các vụ giao dịch nhỏ và không thường xuyên mà ông theo đuổi trong những năm đó, ông đã phải bắt tay với các tổ chức công đoàn và các quỹ tín dụng cho vay địa phương.

Và Deutsche Bank đã nhảy vào chỗ trống đó. Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ngân hàng này đã rất hăng hái để giành một chỗ đứng trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư và cho vay thương mại của Mỹ và đã rất vui khi làm ăn với Trump.

Vụ

Phóng viên Enrich đã bổ sung vào đó một bải tường thuật được xây dựng cẩn thận và trình bày chi tiết về cách thức các giám đốc điều hành, các nhà đàm phán, nhân viên bán hàng và giao dịch viên cho vay của Deutsche Bank phối hợp ăn ý với Trump - bất chấp những nghi ngờ và kết quả tồi tệ - trong gần hai thập kỷ.  

Enrich viết: "Không biết bao nhiêu lần, với sự ủng hộ của hai giám đốc điều hành, Deutsche Bank đã chuyển tiền - tổng cộng khoảng hơn 2 tỷ USD - cho một người đàn ông mà gần như tất cả các ngân hàng khác coi là 'tiện dân'". Tuy nhiên, báo cáo của tờ Times tập trung hoàn toàn vào các thương vụ nội bộ của Trump và Deutsche Bank, và đó có thể không phải là nơi các nhà điều tra và các cơ quan thực thi pháp luật kết thúc việc tìm kiếm tài liệu đáng chú ý nhất.

Deutsche Bank đã vượt qua một loạt rắc rối pháp lý và quy trình quản trị doanh nghiệp, vốn góp phần làm suy yếu vị thế và uy tín của ngân hàng ở nước ngoài trong những năm gần đây. Bộ máy thực thi pháp luật của Đức đã chỉ định một giám sát viên giám sát bộ phận kiểm soát rửa tiền và cung cấp tài chính cho khủng bố của ngân hàng, và họ đã buộc phải nhả ra hơn 18 tỷ USD để giải quyết các vụ kiện và trả tiền phạt kể từ năm 2008.

Số tiền này bao gồm khoản 7 tỷ USD trả cho Bộ Tư pháp Mỹ năm 2017 liên quan đến các hoạt động giao dịch và bán hàng của Deutsche Bank trên thị trường thế chấp trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi giữa những năm 2000.

Các chủ ngân hàng của Deutsche Bank cũng đã bị phát hiện thao túng hàng hóa và thị trường nợ, gian lận lãi suất Libor và giúp chuyển khoảng 10 tỷ USD ra khỏi nước Nga thông qua chi nhánh của Deutsche Bank ở Moscow trong những trường hợp đáng nghi ngờ.

Năm 1917, các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ và Anh đã phạt Deutsche Bank khoảng 700 triệu USD vì không tuân thủ phán quyết của một tòa án ở New York, theo đó ngân hàng có thể đã cho phép rửa tiền.

Liệu các cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Trump và Deutsche Bank có kết thúc tốt đẹp với các cuộc điều tra liên bang khác về các hoạt động kinh doanh, giao dịch tài chính và chính trị của Trump, cũng như mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử tổng thống của ông với Nga hay không vẫn là một câu hỏi để ngỏ. 

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement