Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

VNG kiện TikTok vi phạm bản quyền, yêu cầu bồi thường hơn 221 tỷ đồng

Phân tích

25/08/2020 05:50

VNG kiện TikTok vì sử dụng trái phép các bài hát thuộc bản quyền của Zing MP3 và yêu cầu bồi thường hơn 221 tỷ đồng.

Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đưa tin, Công ty Cổ phần VNG của Việt Nam đang khởi kiện mạng xã hội video âm nhạc TikTok, vì không xin phép sử dụng các bài hát trong các video trên nền tảng này.

VNG cáo buộc công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc sử dụng các bài hát thuộc sở hữu của Zing MP3, nền tảng nghe nhạc trực tuyến thuộc VNG, mà không có sự đồng ý của công ty. Reuters xác nhận, đơn khởi kiện đã được nộp lên Tòa án nhân dân TP.HCM, yêu cầu Tik Tok bồi thường thiệt hại và ngừng sử dụng nhạc thuộc sở hữu của Zing MP3.

“VNG yêu cầu TikTok xóa tất cả các phân đoạn nhạc lấy từ bản ghi của Zing MP3 khỏi cả ứng dụng và trang web TikTok, đồng thời bồi thường thiệt hại hơn 221 tỷ đồng”, đơn kiện ghi rõ.

Hiện cả TikTok và VNG đều không đưa ra bất kỳ bình luận nào về việc này.

TikTok chỉ mới chính thức gia nhập thị trường Việt Nam hơn một năm. Ảnh: Brands Vietnam
TikTok chỉ mới chính thức gia nhập thị trường Việt Nam hơn một năm. Ảnh: Brands Vietnam

Tháng 4 năm ngoái, TikTok công bố sự có mặt tại Việt Nam và ký kết hợp tác với VTVCab để khuyến khích sáng tạo nội dung của người dùng trong nước. Theo số liệu thống kê chính thức của TikTok, mạng xã hội này đã trở nên phổ biến ở Việt Nam với 10 triệu người dùng tính đến tháng 8/2020, với hàng triệu lượt tải clip ngắn lên nền tảng.

Dù thế, không chỉ VNG, mà còn nhiều đơn vị nằm giữ tác quyền âm nhạc cho biết TikTok không có giấy phép sử dụng các bài hát trong các video của mình.

“Đáng chú ý, TikTok đã đưa ra một mô hình kinh doanh rất phức tạp, để tránh tuân thủ bản quyền tại Việt Nam”, Hội Âm nhạc Việt Nam chia sẻ với Reuters.

Tuần vừa rồi, TikTok cho biết họ có kế hoạch nộp đơn kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump, về lệnh cấm các công ty Mỹ giao dịch với TikTok và công ty mẹ ByteDance. TikTok cho biết họ đã cố gắng hợp tác với chính quyền Mỹ trong gần một năm, nhưng phải đối mặt với “sự thiếu quy trình hợp lý” và chính phủ không có thiện chí giải quyết vấn đề.

Đại diện TikTok cho biết: “Để đảm bảo rằng nguyên tắc pháp quyền không bị bỏ qua và công ty, cũng như người dùng của chúng tôi được đối xử công bằng, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc thách thức mệnh lệnh hành pháp thông qua hệ thống tư pháp của Mỹ”. 

Theo kế đó, ByteDance đã đệ đơn kiện chính quyền Trump vào ngày 24/8.

Từ 14/8, Tổng thống Trump đã ban hành một lệnh hành pháp, cho ByteDance 90 ngày để thoái các hoạt động của TikTok tại Mỹ. ByteDance đã và đang đạt được nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán với những đối tác muốn mua lại TikTok ở Mỹ, bao gồm Microsoft và Oracle. Một số nhà đầu tư Mỹ của ByteDance cũng đang muốn đàm phán việc mua lại.

Mỹ muốn cấm TikTok vì cho rằng mạng xã hội này đánh cắp dữ liệu người dùng, đe doạ an ninh quốc gia. Ảnh: Tech Crunch
Mỹ muốn cấm TikTok vì cho rằng mạng xã hội này đánh cắp dữ liệu người dùng, đe doạ an ninh quốc gia. Ảnh: Tech Crunch

Mạng xã hội TikTok bị Nhà Trắng cáo buộc đánh cắp dữ liệu người dùng gửi về Bắc Kinh. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về bảo đảm an ninh quốc gia đối với Mỹ.

Chính quyền Trump luôn khăng khăng ứng dụng này có thể cho phép Bắc Kinh theo dõi các nhân viên và chính trị gia của chính phủ Mỹ, thu thập dữ liệu cá nhân để tống tiền, thực hiện hoạt động gián điệp và được sử dụng cho “các chiến dịch thông tin sai lệch” có lợi cho chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Thời báo New York, các nhà phân tích CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) đã báo cáo với Nhà Trắng rằng, mặc dù các quan chức Trung Quốc có thể lấy dữ liệu từ người dùng TikTok, nhưng "không có bằng chứng" cho thấy ByteDance đã làm vậy.

Thời báo New York chỉ trích: “Câu trả lời CIA đưa ra rất khó hiểu”. Còn trang Business Insider thì hiểu rằng, kết luận này đồng nghĩa với việc TikTok không đánh cắp dữ liệu người dùng cho chính quyền Bắc Kinh.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement