Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vn-Index rớt gần 500 điểm, 550 cổ phiếu về dưới mệnh giá, chứng khoán Việt đang rẻ mức nào?

Chứng khoán

09/10/2022 15:22

Thống kê cho thấy, trên toàn bộ ba sàn tính đến phiên 7/10 có ít nhất 549 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, trong khi con số này ở thời kỳ huy hoàng của chứng khoán vào cuối năm 2021 chỉ đếm trên đầu ngón tay...

Đỉnh cao huy hoàng của thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào thời điểm cuối năm 2021, khi đó được hỗ trợ bởi dòng tiền dồi dào, thanh khoản tốt, chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm (31/12), Vn-Index neo ở mức 1.498,2 điểm, trở thành một trong những thị trường có mức sinh lời tốt nhất thế giới.

VNSmallCap tăng trưởng mạnh mẽ về tỷ trọng vốn hóa từ 3% lên 6% trong cuối năm 2021. Trên sàn HOSE không còn một cổ phiếu giá trà đá nào từ 3.000 - 4.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu dưới mệnh giá chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tràn lan cổ phiếu dưới mệnh giá sau khi VN- Index bốc hơi gần 500 điểm 

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, sau khi rớt gần 500 điểm từ đầu năm 2022 đến nay, đã kéo theo hàng trăm cổ phiếu rơi về dưới mệnh giá, cổ phiếu giao dịch với giá trà đá cũng nhan nhản khắp thị trường mà vẫn ế ẩm người mua.

Tính từ thời điểm đạt đỉnh 6/1/2022 Vn-Index 1.519 điểm đến kết phiên 7/9, Vn-Index còn 1.035 điểm, tương ứng giảm 484 điểm, giảm 31,8% từ đỉnh. Chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường có mức giảm mạnh nhất thế giới. VN-Index hiện đang ở mức thấp nhất kể từ phiên 10/12/2020, VN30-Index đang ở đáy kể từ ngày 18/12/2020. HNX-Index và UPCoM-Index cũng đang ghi nhận mức điểm thấp nhất trong gần hai năm trở lại đây.

Chính sách thắt chặt tiền tệ toàn cầu khiến thanh khoản giảm sút không chỉ trên thị trường chứng khoán toàn cầu, mà cả tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Hệ quả này lấn át sự tích cực của việc giao dịch T+2 và giao dịch lô lẻ, có hiệu lực từ đầu tháng Chín. Giá trị giao dịch bình quân thông qua khớp lệnh trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giảm xuống còn 11,7 nghìn tỷ đồng/phiên (-16,6% so với tháng trước).

Đợt điều chỉnh mạnh vào cuối tháng 9 cũng đã xóa sạch mọi nỗ lực tăng trong hai tháng trước đó của phần lớn các cổ phiếu trên sàn. Phân phối lợi nhuận của thị trường tập trung nhiều ở vùng âm với 90% số cổ phiếu chứng kiến sự giảm giá. Trong đó, có 36% mã điều chỉnh trên 15%.

Thống kê cũng cho thấy, trên toàn bộ ba sàn tính đến phiên 7/10 có ít nhất 549 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó có gần 300 cổ phiếu giao dịch với mức giá trà đá dưới 5.000 đồng.

Bên cạnh những cổ phiếu chịu tác động trực tiếp khi lãnh đạo công ty mẹ bị bắt bớ do thao túng chứng khoán thì nhiều cổ phiếu đình đám một thời cũng sụt giá mạnh. Chẳng hạn như CMC của Công ty Cổ phần đầu tư CMC rớt từ 20.000 đồng xuống còn 7.300 đồng/cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Cổ phiếu DRH rơi từ 28.000 đồng xuống chỉ còn 6.000 đồng/cổ phiếu; POM của Pomina cũng rớt từ 20.000 đồng xuống chỉ còn 5.000 đồng/cổ phiếu.

Vn-Index rớt gần 500 điểm, 550 cổ phiếu về dưới mệnh giá, chứng khoán Việt đang rẻ mức nào? - Ảnh 1.

549 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng sau nửa năm.

Hơn 150 cổ phiếu giao dịch dưới 3.000 đồng - mức giá thậm chí còn không mua nổi một cốc trà đá ở thời điểm hiện tại. Đơn cử ở thời điểm đỉnh cao, cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai giao dịch với mức giá gần 10.000 đồng/cổ phiếu hiện tại rơi chỉ còn 2.500 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu HQC của Địa ốc Hoàng Quân cũng từng giao dịch trên mệnh giá khi chứng khoán hoàng kim hiện cũng chỉ còn loanh quanh 3.000 đồng/cổ phiếu, thanh khoản giảm đến một phần ba, từ 150 triệu cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên nay chỉ còn chưa đầy 50 triệu cổ phiếu được sang tay.

Cá biệt có một số cổ phiếu rớt mạnh như SQC của Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn rớt từ từ 94.300 đồng/cổ phiếu xuống chỉ vỏn vẹn 6.000 đồng/cổ phiếu.

Vn-Index rớt gần 500 điểm, 550 cổ phiếu về dưới mệnh giá, chứng khoán Việt đang rẻ mức nào? - Ảnh 2.

Thị giá SQC giảm từ 94.000 đồng còn 6.000 đồng/cổ phiếu.

Có 3 mã cổ phiếu ngân hàng đang được giao dịch dưới mệnh giá gồm VBB của VietBank giá 9.000 đồng/cổ phiếu; ABB của An Bình giá 8.500 đồng/cổ phiếu và VAB của Việt Á giá 8.800 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán Việt rẻ như thế nào?

Với việc điều chỉnh sâu, định giá thị trường ở thời điểm hiện tại đang được đánh giá là rất rẻ cho mục tiêu tích lũy trung và dài hạn.

Trong báo cáo mới nhất vừa công bố, ông Hiroshi Funaki, Giám đốc quỹ VietNam Holding Limited cho rằng, lạm phát đã không còn là vấn đề lớn đối với Việt Nam vì Việt Nam vốn dĩ nhập khẩu ít dầu khí và có cơ cấu năng lượng đa dạng hơn so với nhiều quốc gia châu Á khác như thủy điện, điện gió, năng lượng mặt trời cung cấp gần 50% nhu cầu tiêu thụ của cả nước.

Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ so với nhiều thị trường mới nổi và cận biên khác và mức tăng trưởng GDP công bố mới đây gây bất ngờ trong khi nhiều nền kinh tế khác trên thế giới suy giảm. Một số ngân hàng gần đây đã tăng dự báo tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam ở mức gần 7%. Với dự báo lạm phát sẽ đạt từ 3,5% đến 4,0% vào cuối năm.

"Nhà đầu tư nhỏ lẻ đang chờ đợi những tin tức tốt hơn trên toàn cầu để quay trở lại thị trường. Như vậy, sau gần hai năm bán ròng cổ phiếu, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có những dấu hiệu cho thấy xu hướng có thể sẽ quay lại mua ròng. Việt Nam chắc chắn là một thị trường vẫn có thể mang lại tăng trưởng thu nhập cao với mức định giá hợp lý", vị này nhấn mạnh.

Tại ngày 30 tháng 9 năm 2022, Vn-Index đang giao dịch ở mức P/E 12 tháng là 12,2 lần, mức thấp nhất trong 29 tháng, chiết khấu 31% so với mức đỉnh trong năm nay và thấp hơn 23% so với mức P/E trung bình 5 năm (15,8 lần). "Định giá thị trường hiện tại thậm chí còn thấp hơn so với giai đoạn 2017-2019 khi mặt bằng lãi suất huy động ở mức cao hơn hiện nay, trung bình 12 tháng ở mức 7,0%. Chúng tôi cho rằng Vn-Index đang cung cấp biên an toàn về định giá", VnDirect nhấn mạnh.

Trước đó, dưới góc độ định giá, bà Nguyễn Hoài Thu cho rằng thị trường Việt Nam đang rất rẻ so với khu vực khi so sánh P/E của Việt Nam với các nước trong khối ASEAN và TIP (bao gồm Thái Lan, Indonesia và Philippines). Theo đó, mức chiết khấu theo định giá P/E của Việt Nam so với các nước ở thời điểm hiện tại đã lên đến (36%), cao hơn 3 lần so với trung bình 5 năm trước (12%).

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cũng vượt bậc so với các nước trong khu vực ASEAN. Cụ thể, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam dự báo tăng trưởng 19% cho năm 2023, cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực.

“Kết hợp với lợi tức từ việc nắm giữ cổ phiếu với lãi suất tiền gửi 12 tháng của Vietcombank trong vòng 10 năm cho thấy mức hấp dẫn của việc nắm giữ cổ phiếu cao hơn so với gửi tiết kiệm. Nếu nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn 5-10 năm, thì bây giờ là thời điểm thích hợp để nắm giữ cổ phiếu mặc dù phía trước vẫn còn những yếu tố bất định”, bà Thu nhấn mạnh.

Còn quỹ đến từ Phần Lan Pyn Elite Fund cho rằng, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết của Việt Nam sẽ đạt 25% trong năm 2022. Chứng khoán Việt Nam đang được định giá đặc biệt rẻ khi tính đến triển vọng tăng trưởng thu nhập trong vài năm tới.

AN PHONG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement