Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Virus gây bệnh COVID-19 có thể tồn tại trên các bề mặt đến 3 ngày

Phân tích

22/03/2020 09:41

Chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) có thể tồn tại nhiều giờ trong không khí.

Đây là thông tin mà tạp chí The Economist ngày 19/3 đăng tải trong bài phân tích về kết quả nghiên cứu mới của một nhóm nhà khoa học về thời gian tồn tại và khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 trong các bề mặt và không khí.

Trong nhóm này có các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm quốc gia Mỹ, được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Dấu vết của virus được phát hiện trên bề mặt nhựa và thép có thể lên đến 3 ngày.
Dấu vết của virus được phát hiện trên bề mặt nhựa và thép có thể lên đến 3 ngày.

Theo bài phân tích này, giống như bệnh cảm lạnh thông thường, COVID-19 lây truyền trong các giọt dịch nhiễm virus được thải ra môi trường khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc ngay cả một vài trường hợp thở ra. Các nhà khoa học đã thực hiện mô hình hoá phương thức mà một cá nhân nhiễm bệnh có thể lây truyền virus trong không khí, bề mặt nhựa, bìa các-tông, thép không gỉ và đồng.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán thời gian SARS-CoV-2 vẫn còn khả năng lây nhiễm trong các môi trường này. Kết quả nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 tồn tại bền vững hơn trên bề mặt nhựa và thép so với bề mặt bìa các-tông và đồng. Dấu vết của virus được phát hiện trên bề mặt nhựa và thép có thể lên đến 3 ngày.

Virus này sống sót trên bìa các-tông trong khoảng thời gian lên đến 1 ngày. Trên bề mặt đồng, virus gây viêm đường hô hấp cấp chỉ tồn tại khoảng 4 giờ. Trong không khí, nhóm các nhà khoa học trên kết luận rằng virus có thể tồn tại ít nhất 3 giờ đồng hồ. 

Tuy nhiên trong không khí, cũng như trong các môi trường khác, khả năng lây nhiễm của SARS-CoV-2 giảm đi nhanh chóng theo thời gian. Ví dụ, trong môi trường không khí, chu kỳ bán rã (khoảng thời gian để một nửa phân tử virus bị mất khả năng hoạt động) trung bình ước tính chỉ khoảng hơn 1 giờ.

Theo đó, mật độ để virus tồn tại trong không khí không đủ để tạo ra nguy cơ đối với hầu hết những người không nằm trong bán kính gần với người bị nhiễm.  Kết quả nghiên cứu này nhiều khả năng sẽ làm giảm phần nào nỗi sợ hãi. Trước đây, những người đặt hàng về nhà lo lắng về việc bị nhiễm bệnh từ vỏ bìa các-tông của các kiện hàng.

Giờ đây, họ có lẽ sẽ bớt phần nào lo sợ khi nhận hàng, trừ những đơn hàng được giao trong ngày. Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh quan ngại về lây truyền qua không khí, điều mà trước đây một số chuyên gia cho rằng không thể xảy ra.

Nghiên cứu có thể sẽ làm thay đổi cách thức mà các nhân viên y tế tương tác với những người nhiễm bệnh, những người có tiếp xúc gần có thể phát tán virus lên bề mặt của các phương tiện bảo hộ. 

Tại sao SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên một số loại bề mặt lâu hơn so với các môi trường khác vẫn còn là một điều bí ẩn. Có lẽ điều đó liên quan tính bền vững của vật thể giữ vai trò vật chủ của virus. Dĩ nhiên, bìa các-tông xốp hơn nhiều so với thép, nhựa hoặc đồng.

Nhưng các tác giả của nghiên cứu trên cũng lưu ý rằng còn có nhiều biến số hơn trong thí nghiệm của họ đối với bìa các-tông so với các bề mặt khác đồng thời lưu ý rằng các kết quả nghiên cứu cũng cần được xem xét một cách thận trọng. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, người dân nên quen với việc cẩn trọng với các loại bề mặt và môi trường mà virus có thể tồn tại.

P.V
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement