24/08/2018 00:34
Virus châu Phi đang lây lan, đe dọa ngành chăn nuôi heo của Trung Quốc
Một bệnh dịch nguy hiểm từ heo đang lan rộng khắp miền Đông Bắc Trung Quốc, đe dọa ngành công nghiệp thịt heo lớn nhất thế giới này.
Hôm 23/8, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết dịch cúm heo châu Phi đã giết chết 340 con heo tại thành phố Leqing, tỉnh Chiết Giang, biến tỉnh này thành tỉnh thứ 4 xuất hiện hiện căn bệnh không thuốc chữa trong tháng 8. Dịch bệnh hiện bùng nổ trong vòng bán kính 1.200km (746 miles).
Dịch cúm heo Châu Phi là gì?
Là một bệnh dịch virus có tính lây nhiễm cao. Nếu heo nhà hay heo rừng nhiễm virus, tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện chưa có vac xin. Các triệu chứng của bệnh là heo có nhiệt độ cao, chán ăn, xuất huyết trên da và nội tạng, sau đó sẽ chết trong vòng từ 2-10 ngày. Những triệu chứng khác có thể là ỉa chảy, ói mửa, ho và tiếng thở nặng nhọc.
Một người đàn ông lấy mẫu từ những con heo bị tiêu hủy ở miền Nam Romania vào ngày 9/8. Ảnh: AFP |
Liệu có ảnh hưởng tới con người hay không? Không. Virus nguy hiểm này chỉ lây lan trên heo và các họ hàng của chúng như heo rừng… Tuy nhiên, căn bệnh ảnh hưởng đáng kể đến nền an ninh lương thực qua việc suy giảm sản lượng thịt cung cấp, cũng như tác động tới an toàn thực phẩm khi việc vận chuyển những xác heo nhiễm bệnh không được trữ đủ lạnh hay không được đóng đông khiến vi khuẩn lây nhiễm chéo.
Hiện tại, cách duy nhất để giới hạn mức lây lan là chọn lọc các con nhiễm bệnh và áp dụng biện pháp cách ly nghiêm ngặt.
Những điều gì cần lo ngại?
Trung Quốc hiện có hơn 400 triệu con heo, chiếm hơn một nửa số heo của thế giới. Thịt heo là nguồn nguyên liệu thực phẩm chính của quốc gia này. Nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng sẽ tác động mạnh tới những người nuôi heo, giảm sản lượng thịt heo bán ra, khiến giá thịt tăng cao và khiến người tiêu dùng phải tìm kiếm một nguồn thực phẩm khác. Nó cũng sẽ tác động lớn vào giao thương quốc tế do các lệnh cấm nhập khẩu.
Tại EU, khi dịch cúm heo châu Phi bùng phát năm 2014, và đã lan rộng sang các khu vực với tốc độ khoảng 200km một năm, gây tổn hại ước tính vài tỷ EUR hàng năm.
Bệnh dịch đã lan tới những đâu?
Bệnh dịch đã lan từ Đông Phi sang châu Âu, Caribe và Brazil. Bệnh dịch đã được phát hiện tại ít nhất 7 quốc gia thuộc EU và bùng phát dịch tại Nga, Ukraine và Moldova trong năm nay. Tại Tây Phi, một cuộc bùng phát tại 5 huyện thuộc trung tâm Ghana đã được thông báo hồi tháng 5.
Kiểm tra một con heo rừng chết ở Đức vào tháng 6/2018. Ảnh: Picture Alliance |
Tại Trung Quốc, theo báo cáo của Chi cục Thú ý, bệnh dịch đã được phát hiện tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam; Liên Vân Cảng thuộc tỉnh Giang Tô; Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh và thành phố Leqing.
Cách đối phó trước đó của Trung Quốc
Đầu năm 2013, khi xác chết của hơn 16.000 con heo (một vài trong số đó mắc bệnh) được tìm thấy trên một nhánh sông thuộc dòng sông chính chảy qua Thượng Hải, đe dọa nguồn nước của toàn khu vực, chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hàng triệu trại heo quy mô nhỏ theo một chương trình có phạm vi quốc gia nhằm chuyển đổi sản xuất thịt heo sang những trang trại lớn và hiệu quả hơn, tạo ra một cuộc chọn lọc lớn nhất trong lịch sử.
Số lượng heo giảm tương đương với sự biến mất của toàn bộ ngành công nghiệp thịt heo ở Mỹ, Canada và Mexico trong vòng 2 năm.
Virut lan rộng bằng cách nào?
Virus được tìm thấy trên tất cả chất dịch và biểu bì của những con heo nhiễm bệnh và lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với các động vật lây nhiễm hay ăn những rác thải có thịt chưa chế biến của những con heo bị bệnh hay thậm chí các sản phẩm từ thịt heo.
Dân làng thu thập heo chết ở tỉnh Chiết Giang tháng 3/2013. Ảnh: AFP |
Virus có thể sống trong phân khoảng vài ngày, và có thể còn lâu hơn trong nước tiểu. Những động vật vượt qua được căn bệnh có thể mang virus trong cơ thể khoảng vài tháng. Thịt sống phải được chế biến ở nhiệt độ ít nhất là 70 độ C trong vòng 30 phút để vô hiệu hóa virus.
Những loài ruồi hút máu, bọ chét hay những loại côn trùng khác có thể khiến virus lây lan từ heo sang heo, cũng như ra không gian sống, xe cộ, các thiết bị và quần áo.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement