Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam thuộc nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Vàng - Ngoại tệ

07/02/2023 09:52

Theo số liệu thống kê trong năm 2022, Việt Nam đã nhận 19 tỷ USD kiều hối, cao hơn 1 tỷ USD so với năm trước đó.

Trang Macaubusiness, Manilatimes và The Star của Malaysia nhận định tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đã tăng gần 5% vào năm 2022 và có thể tăng 3,6 - 4,5% trong những năm tiếp theo.

Nguồn kiều hối về Việt Nam đổ về chủ yếu đến từ các quốc gia có số lượng lớn người nhập cư và lực lượng lao động người Việt như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng góp phần không nhỏ trong việc đưa ngoại tệ về Việt Nam.

Việt Nam thuộc nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: T.L

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm 2022, hiện có khoảng 600.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, đóng góp cho nguồn kiều hối gửi về là hơn 3 tỷ USD/năm.

"Tôi nghĩ rằng, Chính phủ Việt Nam có thể thúc đẩy việc gia tăng nguồn kiều hối bằng các phương pháp như: tập trung nâng cao kỹ năng và trình độ học vấn, bởi người Việt có trình độ càng cao sẽ có thu nhập tốt ở nước ngoài", GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam, đánh giá.

Tại một số thị trường như Nhật Bản, số lao động người Việt chiếm tỷ lệ lớn nhất theo quốc tịch. Trên trang Vietjo và Nikkei của Nhật Bản tuần qua, lao động người Việt Nam tại Nhật Bản tăng 2,0% so với cùng kỳ năm ngoái lên 462.384 người, chiếm 25,4% tổng số lao động nước ngoài, theo VTV.

"Các công ty Nhật Bản đánh giá rất cao lao động người Việt bởi tính cách trung thực, tinh thần cố gắng trong công việc cũng như thái độ hòa đồng với đồng nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng các bạn có thể tiếp tục sang Nhật Bản làm việc", ông Shinohara Ryota, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Sản xuất chế tạo, Bộ Kinh tế Nhật Bản, nhận định.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement