17/01/2021 09:29
Việt Nam là địa điểm 'lý tưởng' để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sau đại dịch
Mới đây, tờ eurasiareview đã có một bài phân tích về chuỗi cung ứng trong và sau đại dịch COVID-19. Bài báo đã đánh giá cao và xem Việt Nam là địa điểm lý tưởng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu ngành công nghiệp phụ trợ
Bị ảnh hưởng bởi COVID 19, Ấn Độ đang ở trong thế khó do quá phụ thuộc vào nước ngoài đối với các ngành công nghiệp mới nổi của mình. Cụ thể các ngành công nghiệp điện tử, bao gồm sản xuất điện thoại di động, thiết bị viễn thông, ô tô...
Việt Nam được quốc tế đánh giá cao trong việt phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. |
Trung Quốc từ lâu được xem là "công xưởng của thế giới", là nhà cung cấp chính trong chuỗi cung ứng các bộ phận, linh kiện và thiết bị dành cho các ngành này.
Khoảng 38-39% các ngành công nghiệp điện tử, bao gồm điện thoại di động và các phụ kiện; thiết bị viễn thông; phụ tùng ô tô và hơn 80% sản phẩm trung gian dược phẩm được Ấn Độ nhập khẩu từ Trung Quốc.
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đã khiến Ấn Độ thiếu linh kiện sản xuất trầm trọng trong bối cảnh đại dịch bùng phát mạnh và những căng thẳng chính trị do xung đột biên giới gia tăng.
Để giải quyết vấn đề này, mới đây, chính phủ Ấn Độ đã thông qua dự án có tên là "Atma Nirbhar Bharat Abhiyan", tức phong trào "tự lực cánh sinh".
Mục đích chính là thúc đẩy các ngành công nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng nhằm giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Để phát triển phong trào này, chính phủ Ấn Độ đã đưa nhiều gói tài trợ nhằm kích thích tâm lý của các doanh nhân trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ MSME.
Nhưng, liệu họ có đủ sức chống chọi với sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc?
Bởi, bên cạnh các khoản tài trợ tài chính, các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi lĩnh vực sản xuất và quan điểm chính sách để phát triển ngành công nghiệp chuỗi cung ứng.
Hiện tại, “Sản xuất tại Ấn Độ” đang thiếu sự năng động về chính sách để thúc đẩy ngành công nghiệp chuỗi cung ứng trong khi nó được xem là xương sống cho các ngành công nghiệp cơ bản như lắp ráp điện tử, điện thoại di động, thiết bị viễn thông và phụ tùng ô tô.
Điều cốt yếu của sự tự chủ trong ngành chuỗi cung ứng là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Nhật Bản là nước tiên phong trong lĩnh vực này, tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Đông Á.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Hải ngoại Nhật Bản, ngành công nghiệp phụ trợ được xác định là cung cấp nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng và tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp lắp ráp.
Ngành điện tử, ô tô, viễn thông, ô tô là cơ sở cho ngành công nghiệp phụ trợ. Với việc các nước phương Tây chuyển hướng đầu tư các nước có chi phí thấp khiến khu vực Đông Á và Đông Nam Á nổi lên, trở thành khu vực đầy tiềm năng trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Từ lâu, các công ty đa quốc gia đã xem Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là nơi lý tưởng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Công ty ô tô Toyota là một trường hợp điển hình. Họ đã đầu tư vào Trung Quốc và các nước Đông Nam Á để phát triển việc sản xuất linh kiện và phụ tùng nhằm hỗ trợ sản xuất ô tô của mình ở Nhật Bản và nhiều nước khác.
Công nghiệp hỗ trợ đã trở thành trụ cột cho toàn cầu hóa sản xuất trong năm 2000. Khoảng 70% thương mại và đầu tư quốc tế trên thế giới bao gồm trao đổi nguyên liệu thô, linh kiện, sản phẩm trung gian và tư liệu sản xuất.
Việt Nam, nơi lý tưởng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Hiện tại, Việt Nam được xem là một mô hình cho việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam đã tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực này và là điểm đến tiềm năng cho các công ty muốn rời khỏi Trung Quốc sau COVID 19.
Hiện Việt Nam có khoảng 1.800 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ, chiếm khoảng 4,5% tổng số doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Trong số này, 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng cho các công ty đa quốc gia.
Samsung đã đầu tư vào Việt Nam để phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu. |
Đại dịch COVID 19 hoành hành tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở ra cơ hội cho ngành ông nghiệp phụ trợ của Việt Nam khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu dựa vào các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mua linh kiện, phụ tùng và thiết bị cơ bản khác.
Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc để phát triển các ngành công nghiệp chuỗi cung ứng trong nước.
Samsung sẽ hợp tác với Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố của Việt Nam trong việc đào tạo, tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước, để họ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.
Bất chấp COVID 19, FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM đã tăng hơn 7% trong 10 tháng đầu năm 2020 và 6 trong số 11 dự án FDI mới thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Advertisement
Advertisement