Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam hưởng lợi lớn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhưng để trở thành nguồn cung ứng chủ lực cho Mỹ thì còn rất xa vời

Phân tích

18/10/2019 00:13

Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc đã đổ bộ ào ạt vào Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam hiện đang chịu nhiều áp lực do quá tải.

Chiến tranh Việt Nam là một trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ và hơn 4 thập kỷ sau khi nó kết thúc, vẫn còn những vấn đề đang được giải quyết từ cả hai phía. Đó là lý do tại sao những gì xảy ra ở Việt Nam hiện nay và vai trò của Mỹ ở đó là điều không ai có thể đoán trước được.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta không nói đến chuyện quân sự hay chính trị, mà chỉ nói về kinh doanh, sản xuất các sản phẩm cho người tiêu dùng Mỹ. Và nó đã trở thành một đầu ra khổng lồ cho nền kinh tế Việt Nam.

Các ngành công nghiệp từ đồ nội thất đến giày dép đang ngày càng hướng đến quốc gia Đông Nam Á, biến nơi này trở thành công xưởng sản xuất thay vì trước đây được sản xuất tại Trung Quốc, và trước đó nữa là tại Mỹ.

Phần lớn điều này là do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra đã làm đảo lộn mô hình tìm ứng toàn cầu đối với Trung Quốc, và còn đối với một số quốc gia khác ở châu Á cũng như châu Âu và thậm chí cả Bắc Mỹ. Với lý do thuế quan là nguyên nhân của sự dịch chuyển sản xuất, các công ty của Mỹ đang xem xét lại chuỗi cung ứng của họ, và đang cố gắng tìm giải pháp cho các vấn đề mới.

Một nhà máy may mặc ở Hà Nội. Ảnh: CNBC.
Một nhà máy may mặc ở Hà Nội. Ảnh: CNBC.

Mục tiêu thuế quan của Donald Trump thực chất là đưa sản xuất trở lại Mỹ, nhưng điều đó lại không xảy ra, khi chi phí sản xuất quá cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc càng sớm càng tốt do thuế quan gia tăng, điều này khiến cho các quốc gia Đông Nam Á là một sự lựa chọn thích hợp, và Việt Nam là nơi được ưa chuộng nhất.

Và đối với nhiều ngành công nghiệp, Việt Nam đã trở thành lựa chọn đầu tiên của họ trong cộng đồng sản xuất này. Đất nước này luôn có một di sản cho các sản phẩm thủ công, đặc biệt là những sản phẩm đòi hỏi sự may vá và chế tạo tinh tế.

Một trong những ngành công nghiệp đi đầu trong sự đột biến lớn của Việt Nam là đồ nội thất. Một lần nữa, dịch chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam đã được tiến hành trước cuộc khủng hoảng thuế quan hiện nay nhưng nó đã tăng tốc rất nhiều trong 2 năm qua.

Trong một báo cáo về Việt Nam của tờ báo kinh doanh Furniture Today cho biết, một số lượng lớn các nhà sản xuất đồ nội thất đã nói về cách họ nhanh chóng phát triển các cơ sở tại Việt Nam. Wanek Furniture, liên kết với nhà cung cấp và nhà bán lẻ lớn nhất Mỹ Ashley Home, cho biết họ đã chuyển 50-70% sản lượng nệm nhập khẩu ra khỏi Trung Quốc và vào Việt Nam chỉ trong thời gian gần đây.

Một công nhân đang làm việc tại nhà máy may mặc ở Hà Nội. Ảnh: Bloomberg.
Một công nhân đang làm việc tại nhà máy may mặc ở Hà Nội. Ảnh: Bloomberg.

Man Wah, một nhà sản xuất vải bọc ghế lớn của Trung Quốc, cho biết họ đã xây dựng một nhà máy 2,5 triệu feet vuông tại Việt Nam chỉ trong chín tháng và đang nhanh chóng chuyển sản xuất để phản ứng tình hình thương mại đang thay đổi. Từ con số 0, hiện tại họ đã vận chuyển 1.100 container mỗi tháng từ Việt Nam, dự kiến ​​sẽ tăng lên 2.000 mỗi tháng vào cuối năm nay và cuối cùng lên tới 4.000 mỗi tháng khi hoàn thiện các cơ sở sản xuất.

Trong khi hầu hết các nhà quan sát kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những cột mốc tăng trưởng kinh doanh sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn một số hạn chế. Việt Nam đang thiếu hụt nguồn lao động phổ thông nghiêm trọng, làm gián đoạn kế hoạch mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp dịch chuyển vào nước này. Không giống giống như Trung Quốc, với lực lượng lao động dường như vô tận, Việt Nam có tổng dân số chỉ bằng 1/16 Trung Quốc.

Ngoài ra, Việt Nam cũng không có nhiều cơ sở hạ tầng so với Trung Quốc đã xây dựng trong 4 thập kỷ qua. Đường xá, cảng biển và khả năng xử lý hàng hoá của Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều cần phải bàn. Việt Nam cũng thiếu đi các doanh nghiệp có thể sản xuất các bộ phận phụ nhằm bổ sung vào công đoạn lắp ráp cuối cùng cho các doanh nghiệp lớn.

Tất cả điều đó vẫn còn thời gian để sửa chửa, nhưng hiện tại Việt Nam vẫn còn rất xa vời để trở thành một nguồn cung ứng chủ lực cho Mỹ.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement