06/08/2019 12:41
Việt Nam đang gặp rắc rối trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Việt Nam được cho là hưởng lợi rất nhiều từ cuộc chiến thương mại đến nỗi nó có nguy cơ bị tấn công bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã đem lại lợi ích cho rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó có Peter Chang. 60 nhà sản xuất linh kiện cung cấp cho Foxconn Technology Group và Samsung Electronics Co. đã đến gõ cửa khu công nghiệp của ông ở phía đông bắc Hà Nội trong 3 tháng qua. Những nhà sản xuất này đang tìm cách chuyển sản xuất nhằm tránh ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ lên các hàng hoá Trung Quốc, theo Bloomberg.
Bàu Bàng ở tỉnh Bình Dương là một trong một số khu công nghiệp ở Việt Nam báo cáo sự quan tâm tăng vọt từ các nhà sản xuất nước ngoài. Ảnh: Bloomberg. |
"Họ cần phải vào Việt Nam ngay bây giờ", ông Chang cho biết. Peter Chang là Phó tổng Giám đốc của Công ty TNHH Phát triển Đất đai Shun Far, điều hành Khu công nghiệp Thuận Thành II, các Hà Nội khoảng 45 phút lái xe.
"Chúng tôi đã có sẵn mội đội xây dựng đang chờ, chỉ cần đàm phán xong là lập tức triển khai xây dựng", ông Chang nói.
Hiện ông Chang đang gấp rút đàm phán với các chủ đất lân cận để chuyển đổi ruộng lúa thành đất công nghiệp, nhằm tận dụng sự bùng nổ bất ngờ trong kinh doanh. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng điều này có thể không kéo dài.
Vì trong khi các công ty nước ngoài đang xếp hàng tại các khu công nghiệp của Việt Nam, chính quyền ông Donald Trump đang gia tăng áp lực lên Chính phủ Việt Nam để hạn chế thặng dư thương mại đang gia tăng với Mỹ.
Việt Nam đang bất đắc dĩ trở thành người mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Việt Nam hưởng lợi rất nhiều từ cuộc xung đột đến nỗi chính Việt Nam cũng có nguy cơ bị tấn công bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Các nhà lãnh đạo của Việt Nam đang cố gắng thuyết phục chính quyền Trump rằng họ là những người giao dịch công bằng khi họ tìm cách bảo vệ hàng xuất khẩu sang Mỹ, bằng 20% tổng sản phẩm quốc nội trong năm ngoái và gần 26% trong nửa đầu 2019.
Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và tương đối rẻ, chính phủ ổn định và môi trường thân thiện với doanh nghiệp đã biến quốc gia Đông Nam Á này trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà sản xuất từ Trung Quốc. Intel Corp và Samsung đã sớm phát hiện ra 'vùng đất hứa' này khi họ sử dụng hơn 182.000 công nhân tại các nhà máy lắp ráp chipset và điện thoại thông minh.
Các nhà sản xuất giày thể thao và máy chơi game, và một số nhà sản xuất khác đang tìm cách chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc. Nintendo Co. và Sharp Co. là những công ty đa quốc gia và công nghệ gần đây đã thông báo có kế hoạch di dời các hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc.
Thay đổi hàng năm trong nhập khẩu của Mỹ trong quý đầu tiên. |
Trước đó, ngày 1/8 ông Trump đã đe doạ sẽ áp thuế 10% lên hàng nhập khẩu trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc có hiệu lực bắt đầu từ 1/9.
Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho hơn 1.720 dự án trong 6 tháng đầu năm, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam cũng đang dự kiến tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 sẽ đại 6,8%, nằm trong số csc quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào xuất khẩu khiến cho Việt Nam dễ bị tổn thương trước sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ.
Có nguy cơ chung số phận với Trung Quốc
Việt Nam ngày càng trở thành mục tiêu bị chính quyền Trump nhắm tới vì mức thặng dư thương mại gia tăng nhanh chóng với Mỹ, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thặng dư thương mại hàng năm của Việt Nam với Mỹ đạt gần 40 tỷ USD vào năm ngoái, tăng gần gấp đôi so với mức thặng dư năm 2014, theo số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Trong vòng 5 tháng qua, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng 43% so với mức 21,6 tỷ USD một năm trước đó.
Chính quyền Donald Trump đã từng có các biện pháp nhằm giảm sự mất cân bằng này khi tìm ra các bằng chứng cho thấy một số công ty Việt Nam đang phân phối các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc gắn nhãn "Made in Vietnam" để tránh thuế quan, biến Việt Nam thành nơi trung chuyển hàng Trung Quốc sang Mỹ. Vào tháng 7, Mỹ đã đánh thuế 400% đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan.
Washington đang tạo áp lực lên Hà Nội bằng nhiều cách. Vào tháng 5, Việt Nam bị liệt vào danh sách những quốc gia có khả năng thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ, một điều có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt. Một tháng sau, ông Trump trả lời một cuộc phỏng vấn của Fox Business Network, đã mô tả Việt Nam là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cảnh báo Hà nội phải có biện pháp cắt giảm thặng dư thương mại của Việt Nam trong bối cảnh chính quyền Trump tiếp tục tăng áp lực lên quốc gia Đông Nam Á trong các trao đổi thương mại với Mỹ.
Thặng dư thương mại của của Mỹ với Việt Nam. |
Sian Fenner, nhà kinh tế học người Singapore tại Oxford Economics, cho rằng các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như hàng dệt may, máy tính, hải sản sang Mỹ rất có nguy cơ bị đánh thuế cao. Vì Mỹ hiện tại đang ngày càng có thái độ khắt khe hơn, khiến một số công ty Việt Nam suy nghĩ lại chiến lược của họ.
Eclat Textile Co., một công ty Đài Loan chuyên sản xuất đồ thể thao cho Nike và Lululemon Athletica, cho biết họ có thể sẽ chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam đề phòng trường hợp nước này vướng vào cuộc chiến thuế quan của Donald Trump.
Không giống như phản ứng của Trung Quốc đối với thuế quan của Mỹ, Việt Nam có phần ôn hoà hơn vì một lý do đơn giản, Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam. Mỹ đã xuất khẩu hàng hoá trị giá dưới 10 tỷ USD đến Việt Nam vào năm ngoái.
Trước đó, Việt Nam đã cam kết với Mỹ sẽ mua nhiều hàng hoá của họ hơn, từ máy bay của Boeing đến các sản phẩm năng lượng, có thể là khí đột tự nhiên hoá lỏng để giúp thu hẹp thặng dư thương mại. Để xoa dịu Trump, Chính phủ Việt Nam có thể đề nghị các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận vào các lĩnh vực dịch vụ của mình như viễn thông, tài chính và bảo hiểm.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành tăng cường nỗ lực trấp áp các nhà xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc, định tuyến lại các sản phẩm trong nước.
"Việt Nam sẵn sàng tham gia liên lạc thường xuyên với Mỹ để khắc phục kịp thời mọi vấn đề phát sinh", Nguyễn Phương Trà, Phó phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam cho biết.
Advertisement
Advertisement