Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam còn rất xa để trở thành nước phát triển

Phân tích

22/02/2020 08:28

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh trước việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước đang phát triển.

Ông đánh giá như thế nào khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước đang phát triển?

Tôi rất lấy làm tiếc khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước đang phát triển mặc dù trong danh sách đó có những nước như Trung Quốc có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam rất nhiều nhưng vẫn ở trong danh sách những nước đang phát triển.

Thực tế Việt Nam ở trong quá trình đang phát triển và thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp vì vậy chúng ta đang mất những ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại đối với Hoa Kỳ. Theo tôi thì sẽ có những sự bất lợi trong việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ. Tuy vậy trong năm 2019, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã có một mức tăng đáng kể, điều đó đã gây nên sự quan ngại với Hoa Kỳ rằng ở đây có sự gian lận thương mại. Tức là hàng hóa của Trung Quốc được gắn mác của Việt Nam hay không? và Hoa Kỳ thì đang tiếp tục điều tra.

Việt Nam còn khá xa để trở thành nước phát triển.
Việt Nam còn khá xa để trở thành nước phát triển.

Hoa Kỳ căn cứ và đâu để đưa Việt Nam ra khỏi nhóm nước đang phát triển thưa ông?

Trong cuộc họp báo Hoa Kỳ quyết định đưa Việt Nam ra khỏi những nước đang phát triển, không thấy đại diện thương mại Hoa Kỳ nêu những chi tiết cụ thể về việc dựa vào tiêu chí nào tiêu chí nào để đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước đang phát triển. Họ chỉ quyết định ngưng những ưu đãi, có nghĩa là Việt Nam phải cạnh tranh một cách mạnh mẽ hơn nữa nếu như Việt Nam không nhận những ưu đãi về thuế quan trong quan hệ quan hệ thương mại.

Theo ông Việt Nam đã thực sự là quốc gia phát triển hay chưa?

Tính theo GDP bình quân đầu người, nếu muốn trở thành một quốc gia phát triển thì GDP bình quân đầu người phải vào khoảng 12.000 USD/ người. Trong khi đó bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay mới ở mức là 2.800 - 2.900 USD/người, tức là khoảng cách còn rất xa. GDP bình quân đầu người Việt Nam hiện nay thuộc thu nhập trung bình thấp; sau đó đến thu nhập trung bình trung bình (5.000-8.600 USD/người); thu nhập trung bình cao trên mức 11.000 USD/người... như vậy Việt Nam còn một chặng đường rất dài để vươn lên nước phát triển.

Có phải Việt Nam bị bẫy thu nhập trung bình?

Bẫy thu nhập trung bình nghĩa là một nước sẽ nằm rất lâu trong giai đoạn thu nhập trung bình thấp mà không vươn lên được. Điều này đã xảy ra với Philippines hay Thái Lan là những nước có thu nhập cao hơn Việt Nam rất nhiều thì đã ở rất lâu trong trạng thái bẫy thu nhập trung bình. Nhưng ví dụ như Hàn Quốc là đất nước mà họ đã nhanh chóng vượt qua mức thu nhập trung bình và hiện nay mức thu nhập của Hàn Quốc rất cao. Tương tự như vậy Singapore, là một trường hợp đã vượt qua bẫy thu nhập trung bình nhanh; nhưng Singapore là một trường hợp đặc biệt bởi vì nước này có một vị trí địa lý thuận lợi, là đất nước nhỏ ít có nông nghiệp nên khu vực nông thôn hầu như không có nên trường hợp Singapore thì khó so sánh nhưng đối với Hàn Quốc thì rõ ràng họ tiến nhanh hơn chúng ta rất nhiều.

Việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm nước đang phát triển sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

Hoa Kỳ đã cắt những ưu đãi đặc biệt về thuế quan đối với những nhóm nước đang phát triển, thì có nghĩa là hàng hóa của mình vào Hoa Kỳ sẽ đắt hơn điều đó nó sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trong khi đó Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Mỗi một ngành nghề thì sẽ có một sự ảnh hưởng tác động khác nhau, muốn đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến với từng nhóm ngành cần có sự nghiên cứu và thống kê cụ thể.

Việt Nam sẽ ứng phó với tình hình này như thế nào?

Để ứng phó với tình hình này Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm, sử dụng khoa học công nghệ để chiếm lĩnh được thị trường. Sắp tới đây rất nhiều doanh nghiệp phải tái cơ cấu và đầu tư nhiều hơn nữa vào khoa học công nghệ, vào nguồn nhân lực...

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement