Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam có thể bị ảnh hưởng khi Philipines áp thuế 80% với gạo nhập khẩu

Phân tích

09/09/2019 08:46

Theo Business Mirror, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) đã đồng ý đưa ra luật cho phép cơ quan này áp dụng thuế tự vệ đối với nhập khẩu gạo.

Theo đó, đại diện của tỉnh Albay, ông Joey S. Salceda cho biết trong một tuyên bố rằng Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines William D. Dar đã đồng ý với đề xuất của ông về việc áp thuế tự vệ đối vớinhập khẩu gạo trong phiên điều trần về ngân sách của DA vào 6/9. 

Với sự gia tăng của gạo nhập khẩu và thiệt hại gây ra cho ngành gạo trong nước, ông Salceda cho hay Chính phủ có thể viện dẫn Đạo luật Cộng hòa (RA) 8800, hoặc Đạo luật Biện pháp Bảo vệ, để áp thuế 30-80% đối với gạo nhập khẩu vượt quá khối lượng truy cập tối thiểu (MAV) là 350.000 tấn. 

Ngành xuất khẩu lúa gạo Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành xuất khẩu lúa gạo Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng.

"Philippines không thể khôi phục QR [hạn chế định lượng] vì điều này đã bị bãi bỏ bởi luật tự do hóa thương mại gạo. Dựa trên đề xuất của tôi, ông William D. Dar đang xem xét mức thuế suất tạm thời lên tới 30% trong 365 ngày đối với hàng nhập khẩu trên mức MAV và đây là mức thuế bổ sung đối với thuế suất 35% theo qui định", ông nói.

"Đạo luật RA 8800 được công nhận theo các cam kết của chúng tôi với WTO [Tổ chức Thương mại Thế giới] và biện pháp tạm thời này có thời hạn tối đa là một năm", theo ông Salceda.

Sau khi áp dụng biện pháp tạm thời, Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện Philippines cho biết Ủy ban thuế quan cần phải thông qua một biện pháp vĩnh viễn để bảo vệ ngành lúa gạo trong nước, có thể kéo dài tối đa 10 năm.

Theo ông Salceda, ba điều kiện để đưa ra mức thuế bổ sung đã đáp ứng được RA 8800. Ông lưu ý rằng nhập khẩu gạo đã tăng 26% trong quí đầu tiên và 1.492% trong quí II/2019. Thiệt hại thực sự là giá lúa, gạo đã giảm 16%. 

Ông Salceda nhận định thiệt hại này có thể được liên kết với sự gia tăng trong nhập khẩu gạo, bất kể tăng trước hay sau khi luật tự do hoá thương mại gạo có hiệu lực. 

"Đạo luật RA 8800 dựa trên thực tế là có một sự gia tăng và thiệt hại vì sự tăng đó", nhà lập pháp nói thêm.

Tìm cách khôi phục hạn chế định lượng đối với gạo nhập khẩu

RA 8800 là một trong ba lựa chọn được ông Salceda đề xuất để giúp người trồng lúa không phải chịu thêm tổn thất do sự sụt giảm về giá lúa tại cổng nông trại, theo Business Mirror.

Ông Salceda cũng kêu gọi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte xem xét yêu cầu các quyền lực đặc biệt từ Quốc hội để áp đặt hạn chế định lượng. Nhà lập pháp cũng cho rằng chính phủ nên chuyển tiền mặt cho nông dân sản xuất nhỏ và đưa ra các khoản vay ưu đãi cho những người trồng lúa qui mô lớn. Theo ông, tổng cộng 2,1 triệu nông dân sẽ được hưởng lợi từ đề xuất này.

Hôm 5/9, Cơ quan Thống kê Philippines đã báo cáo giá lúa trung bình tại trang cửa nông trại đã giảm mạnh xuống 8 peso/kg xuống còn 10 peso/kg tại Luzon. Các tổ chức nông dân và một số nhà lập pháp đổ lỗi sự sụt giảm về giá lúa cho Đạo luật RA 11203, hay được biết đến là luật tự do hóa thương mại lúa gạo. 

RA 11203 giúp các thương nhân mua gạo từ nước ngoài dễ dàng hơn vì họ chỉ cần đảm bảo thông quan nhập khẩu vệ sinh và kiểm dịch thực vật, và trả thuế tương ứng cho hàng nhập khẩu.

Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết đang cân nhắc việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan nhiều hơn, như yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch thực vật, để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu gạo.

Giảm giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với hàm lượng thuốc trừ sâu của gạo nhập khẩu xuống gần bằng 0 và yêu cầu các lô hàng phải trải qua phân tích rủi ro dịch bệnh gây hại là một trong số biện pháp phi thuế quan đang được DA xem xét.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement