Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Công ty công nghệ sa thải nhân viên hàng loạt là tín hiệu tốt cho ngành?

Số hóa

03/10/2022 16:26

Trong khi lĩnh vực công nghệ được dự báo sự biến động sẽ vẫn ở mức cao, những người tìm việc có các kỹ năng liên quan đang được săn đón nhiều do nhu cầu về nhân tài công nghệ vượt quá nguồn cung ở châu Á.

Các công ty công nghệ đã cắt giảm việc làm trong năm nay trong bối cảnh các nền kinh tế đang rời vào trạng thái bất ổn, nhưng các nhà phân tích cho rằng tình trạng dư thừa lao động trong lĩnh vực này là tín hiệu tốt cho ngành.

Các công ty có tên tuổi lớn có trụ sở chính tại Hoa Kỳ như Netflix, Paypal và Tesla đã cắt giảm số lượng nhân viên trong năm nay, trong khi tại Singapore, gã khổng lồ thương mại điện tử Shopee đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt với lý do tình trạng lỗ ngày càng lớn và tăng trưởng doanh thu chậm hơn.

Tuy nhiên, tính di động trong không gian công nghệ có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển của cả doanh nghiệp và người lao động vì điều này tạo ra một môi trường luôn thay đổi, nơi các quan điểm được thử thách và các ý tưởng mới được hình thành, các chuyên gia cho biết.

Shopee áp dụng giải pháp sa thải hàng loạt để tái cơ cấu - Ảnh 1.

"Dịch chuyển lao động là một phần cần thiết của hệ sinh thái công nghệ. Không gian khởi nghiệp thậm chí còn hơn thế nữa. Dòng chảy nhân tài đến và đi thường xuyên tại các công ty, tổ chức công nghệ, trường đại học hoặc các tổ chức tư vấn khác. Điều này cho thấy các bạn đang phát triển", Trợ lý giáo sư Ng Weiyi nói với podcast Heart of the Matter của CNA938.

Như Giáo sư Ng, Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết trong nghiên cứu của mình, ông nhận thấy rằng 90% các công ty khởi nghiệp không bao giờ tìm được nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

"Nếu bạn đang làm việc tại một trong những công ty khởi nghiệp đó, điều gì xảy ra là bạn sẽ bị sa thải. Bạn tham gia vào một công ty công nghệ khác và mang những ý tưởng mới lạ đến cho họ, cứ như vậy theo một cách nào đó nền công nghệ tiếp tục đổi mới", ông nói.

"Các công ty tiếp thu ý tưởng, mọi người được gặp gỡ những người mới... tính di động như vậy là lành mạnh về mặt vĩ mô".

Tương tự, bà Yorlin Ng, giám đốc điều hành của tổ chức mạo hiểm Momentum Works, nói rằng công nghệ cuối cùng là một ngành công nghiệp lặp đi lặp lại, nơi mọi người học nhanh, thất bại nhanh và học hỏi.

"Ngay cả khi công ty hiện tại không hoạt động tốt, bạn với tư cách là một cá nhân, bạn đã có được những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm. Và khi bạn tham gia vào một công ty khác, bạn mang theo những gì bạn đã học, sau đó bạn làm phong phú thêm hệ sinh thái", bà nói.

Công nghệ bùng nổ trong đại dịch

Trong số các hãng cắt giảm nhân lực có công ty mẹ của Shopee là Sea Limited.

Sea đã kiếm được khoảng 6 tỷ USD thông qua việc bán cổ phiếu và trái phiếu vào tháng 9 năm ngoái, đợt gây quỹ lớn nhất ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, tập đoàn này đã gây chú ý vào tháng trước, khi họ hủy bỏ một số lời mời làm việc chỉ vài ngày trước khi các nhân viên mới bắt đầu làm việc.

Mặc dù Sea có thể xử lý tình huống theo cách khác, nhưng việc sa thải và tái cơ cấu là cơ chế điều chỉnh để các công ty đối phó với hoàn cảnh kinh tế và hoạch định chiến lược, và Sea đang thực hiện đúng bước bằng cách ngăn chặn dòng chảy sớm hơn, theo bà Ng.

"Tôi nghĩ Sea đã phát triển thực sự, rất nhanh trong vài năm qua, họ hướng đến tăng trưởng thay vì hiệu quả. Và như những gì chúng ta đã thấy ở các công ty công nghệ Trung Quốc, tái cấu trúc là điều xảy ra hàng năm", bà nói thêm.

"Sea đang thực hiện các bước để đảm bảo rằng họ có đủ các cơ sở cần thiết. Nếu Sea đợi thêm hai hoặc ba năm nữa, việc tái cơ cấu sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với bây giờ".

Việc sa thải nhân viên trong ngành công nghệ xuất hiện sau sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19.

Nhiều công ty công nghệ đã mở rộng nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch khi thói quen của người tiêu dùng thay đổi đáng kể với việc đóng cửa.

Người tiêu dùng không thể mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng đã chuyển sang các sàn thương mại điện tử. Phim tại rạp chiếu phim đã được thay thế bằng các dịch vụ phát trực tuyến, và các công ty đã thay đổi phương thức các cuộc họp thành online trên các ứng dụng chuyên dùng.

"Vì vậy, nền công nghệ đã bùng nổ, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch", Giáo sư Ng.

Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị thúc đẩy giá cả cao hơn và người tiêu dùng dần quay trở lại với các nhà bán lẻ truyền thống, sau khi nới lỏng các hạn chế do đại dịch Covid-19 công ty đã thay đổi môi trường không còn hỗ trợ chiến lược "tăng trưởng bằng mọi giá", ông nói.

Ông nói, các công ty bây giờ phải phát triển cùng với lợi nhuận.

Nhu cầu của nền công nghệ

Với cuộc chiến leo thang ở Ukraina và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, các công ty cần phải gồng mình gánh chịu tác động lâu dài hơn đối với các khoản ngân sách, chi phí gia tăng và sức tiêu thụ giảm dần.

"Tôi tin rằng các công ty như Grab và Sea, họ vẫn có một đường phát triển khá tốt. Nhưng tôi nghĩ bây giờ họ đang thực sự trở nên thận trọng hơn. Theo tôi, họ đang nghĩ, 'Chà, tôi còn một hoặc hai năm nữa trên đường băng, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra, vì vậy hãy làm gì đó ngay bây giờ', bà Yorlin Ng nói.

Shopee áp dụng giải pháp sa thải hàng loạt để tái cơ cấu - Ảnh 2.

Theo công ty tư vấn Mercer, trong khi sự biến động được dự báo sẽ vẫn ở mức cao trong lĩnh vực công nghệ, những người tìm việc có kỹ năng phù hợp vẫn được săn đón nhiều vì nhu cầu về nhân tài công nghệ vượt quá nguồn cung ở châu Á, theo công ty tư vấn Mercer.

Theo báo cáo của công ty tuyển dụng Robert Walters, xu hướng tuyển dụng tiếp tục tập trung vào công nghệ. Nó cho thấy nhu cầu cao về nhân tài trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng và thương mại điện tử.

"Dựa trên quan sát của tôi, ít nhất tại NUS, nhu cầu ngày càng tăng về các lớp học, khóa học, cơ hội kết nối để khởi nghiệp, hợp tác giữa các giảng viên… đang tăng lên trên quy mô mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây", Giáo sư Ng nói.

"Thật thú vị, đó là những sinh viên kỹ thuật, sinh viên khoa học, những người muốn vươn xa hơn, học hỏi những kỹ năng khó hơn, để tìm hiểu về một lĩnh vực trái ngành. Và tôi nghĩ rằng sự ham học hỏi như vậy là rất tốt".

Tuy nhiên, bà Ng nói rằng trong khi Singapore nói chung đang thúc đẩy các ranh giới để đổi mới trong không gian công nghệ, thì một trở ngại quan trọng đối với một số nhân viên công nghệ là không sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới để theo kịp thời thế.

"Tư duy thực sự quan trọng. Đầu tiên, hãy vượt qua ranh giới. Thứ hai, tư duy logic. Đây là những gì bạn nghĩ rằng sẽ chỉ học ở trường, nhưng cho đến khi bạn thử và sử dụng nó hàng ngày. Đó là điều mà tôi thấy thiếu ở rất nhiều người hiện nay", bà chia sẻ.

(Nguồn: CNA)

THẢO VY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement