Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao giá vàng Việt Nam không 'khớp' với thế giới?

Vàng - Ngoại tệ

09/06/2022 10:43

Trước chất vấn của một số đại biểu về việc giá vàng trong nước và thế giới thường không đồng nhất với nhau, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thời gian vừa qua, diễn biến giá vàng trên thị trường quốc tế rất phức tạp do chịu tác động của nhiều yếu tố như chỉ số đồng đô la Mỹ, căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraina, một loạt sự kiện về chính trị, thương mại khác… Có thời điểm giá vàng tăng lên đến 2.000 USD/Ouce, cũng thời thời điểm giá vàng xuống mức 1.700 USD/Ouce.

Vì sao giá vàng Việt Nam không 'khớp' với thế giới? - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Đối với thị trường trong nước, theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng có chung xu hướng với giá vàng thế giới. Thế nhưng, tốc độ điều chỉnh tăng của giá vàng trong nước nhanh hơn giá vàng thế giới, còn tốc độ điều chỉnh giảm của giá vàng trong nước lại chậm hơn giá vàng thế giới.

Nguyên nhân bởi, giá vàng của các thương hiệu khác ngoài SJC, tức là vàng nguyên liệu, về cơ bản chênh lệch so với quốc tế khoảng 2 triệu đồng/lượng. Riêng giá vàng của SJC tăng ở mức lớn, vào khoảng 16-17 triệu đồng/lượng. 

Nguyên nhân của hiện tượng này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, do nguồn cung vàng miếng trong nước bị giảm đi khi Việt Nam thực hiện chủ trương chống vàng hóa từ năm 2014, không nhập khẩu vàng để sản xuất vàng miếng và một phần chuyển sang sản xuất trang sức mỹ nghệ.

Bên cạnh đó, biến động giá vàng thế giới khiến bản thân các doanh nghiệp vàng miếng trong nước lo ngại rủi ro, do đó niêm yết giá khá cao.

Về quản lý thị trường vàng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, SJC là thương hiệu được người dân ưa chuộng từ trước khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành.

Trước đây thị trường vàng có nhiều tồn tại, hạn chế, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, các chính sách quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhiều năm nay thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, giúp Việt Nam được nâng hạng theo các đánh giá quốc tế.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong Nghị định 24 này có chính sách Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Tại thời điểm đó, SJC là thương hiệu chiếm trên 90% thị trường, nên qua phân tích đánh giá chi phí, lợi ích, Ngân hàng nhà nước quyết định sản xuất vàng miếng nhưng thuê SJC gia công dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước. Tuy SJC giá cao nhưng là mua cao, bán lại cao. Các thương hiệu khác thường mua thấp, bán thấp.

Ghi nhận ý kiến của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ rà soát, đánh giá kỹ vấn đề này trong tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Ngân hàng nhà nước sẽ điều hành nếu giá vàng trong nước không điều tiết được - Ảnh 1.

Vì sao giá vàng Việt Nam không 'khớp' với thế giới?

Theo số liệu Tổng Cục Thống kê, tháng 5/2022, giá vàng trong nước biến động cùng chiều giá vàng thế giới. Tính đến 25/5, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.845 USD/ounce, giảm 4,6% so với tháng 4/2022 do đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu tăng trở lại làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Trong khi đó chỉ số giá vàng trong nước tháng 5/2022 giảm 0,52% so với tháng trước; tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 6,48%.

Ví dụ trong phiên giao dịch ngày 30/5, giá vàng miếng trong nước được Công ty vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng miếng ở mức 68,5 – 69,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này giữ nguyên ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

Công ty vàng bạc Phú Quý niêm yết giá vàng miếng ở mức 68,65 – 69,4 triệu đồng/lượng. Mức giá này giữ nguyên ở cả 2 chiều mua vào – bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Giá nhẫn tròn trơn của công ty này niêm yết ở mức 54,45 – 55,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với hôm qua.

Trên thị trường quốc tế, sáng ngày 30/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.851 USD/ounce, giảm 3 USD/ounce so với cuối phiên giao dịch trước đó. Theo thị giá hiện hành, giá vàng thế giới quy đổi tương đương 52,5 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế phí). Mức giá này thấp hơn vàng trong nước khoảng 15,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước sáng nay tiếp tục biến động nhẹ khi các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý điều chỉnh nhẹ hoặc giữ nguyên mức giao dịch của rạng sáng ngày trước đó. Hiện tại, vàng trong nước đang mua vào trên 68 triệu đồng/ lượng và bán ra trên 69 triệu đồng/ lượng.

Giá vàng DOJI tại khu vực TP.HCM đã được điều chỉnh tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều lên lần lượt 68,9 triệu đồng/ lượng mua vào và 69,6 triệu đồng/ lượng bán ra. Tại Hà Nội, vàng DOJI đang mua vào mức 68,65 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 69,55 triệu đồng/ lượng, tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều so với sáng ngày trước đó.

Tương tự, giá vàng Phú Quý SJC rạng sáng hôm nay cũng được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý điều chỉnh tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều lên lần lượt 68,75 triệu đồng/lượng mua vào và 69,55 triệu đồng/lượng bán ra.


HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement