Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, chuyện gì sẽ xảy ra?

Ngân hàng

08/06/2022 00:05

Thời điểm gần đây, nhiều ngân hàng đã tăng từ 0,1-0,45% ở nhiều kỳ hạn. Lãi suất huy động tăng khiến dòng tiền quay lại ngân hàng.

Hiện tại hầu như các ngân hàng tư nhân đều tăng lãi suất huy động, phổ biến khoảng 0,3-0,5 %/năm. Tính tới đầu tháng 6/2022, mặt bằng lãi suất tiền gửi đã tăng đáng kể, khoảng 10 ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên 7 %/năm. 

Ở kỳ hạn 12 tháng, SCB là ngân hàng trả lãi cao nhất với 7,3 %/năm. Nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước cũng rục rịch tăng lãi suất. Lần đầu tiên trong 3 năm qua, BIDV tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,1 %/năm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Techcombank tăng 0,3 %/năm cho tiền gửi tại quầy kỳ hạn 36 tháng. Một số kỳ hạn khác cũng tăng từ 0,3-0,45 %/năm. Đây là một trong những lần điều chỉnh lãi suất mạnh nhất của Techcombank trong hơn nửa năm trở lại đây.

Trong các lần trước, Techcombank thường chỉ tăng/giảm lãi suất khoảng 0,1-0,2%. Hiện lãi suất cao nhất ở Techcombank là 6,5 %/năm. Ngoài ra, ngân hàng này còn cộng lãi suất tới 0,5 %/năm cho các khách hàng có khoản tiền gửi đầu tiên, theo Nhịp sống kinh tế.

Tại sao ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn? - Ảnh 1.

Lãi suất huy động tăng khiến tiền gửi nhàn rỗi trong dân quay lại ngân hàng.

Tại VPBank, kỳ hạn 36 tháng, 13 tháng và 24 tháng, khi gửi số tiền dưới 300 triệu đồng, lãi suất huy động đã tăng 0,3% so với trước, lên mức 6,4 %/năm. Nếu là khách hàng VIP, ngân hàng áp dụng mức cộng thêm từ 0,3 - 0,5 %/năm cho các kỳ hạn 6 tháng trở lên, tùy số tiền gửi. Hiện mức lãi suất cao nhất ở VPBank là 6,9 %/năm.

Trước đó, từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 cũng có nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để hút tiền gửi,…So với cùng kỳ năm ngoái, lãi suất đã tăng khoảng 0,5-1%/năm, mức lãi suất trên 7 %/năm đã không còn hiếm ở thời điểm hiện nay, mà xuất hiện ở nhiều loạt ngân hàng SCB, NamABank, VietCapital Bank, VietABank, VietBank,…

Theo các chuyên gia, lãi suất huy động có xu hướng tăng trong thời gian qua, vì biến động kinh tế thế giới hậu đại dịch, bất ổn chính trị, giá dầu và hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lên lạm phát toàn cầu. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.

Ngoài ra, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia lý giải, lãi suất huy động thời gian qua liên tục tăng, do nhiều ngân hàng cần bổ sung thanh khoản thiếu hụt, khi tăng trưởng tín dụng đang rất tích cực. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ước tính, tăng trưởng tín dụng tới ngày 27/5 đạt 7,75%, mức cao nhất trong 10 năm qua, gấp đôi mức tăng trưởng trong cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, các ngân hàng thương mại đều đã hết room tín dụng trong khi NHNN vẫn chưa nới room khiến cho tín dụng không đẩy thêm được ra ngoài trong những ngày cuối tháng 5.

Tuy nhiên, theo ông Lực nguyên nhân quan trọng hơn khiến lãi suất huy động tăng là lạm phát. Người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi từ dân cư và kể cả doanh nghiệp.

TS Đinh Thế Hiển chia sẻ trên báo Tiền phong, việc lãi suất huy động tăng nhẹ là phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay. Lãi suất tiền gửi ngân hàng tại Việt Nam hiện tại ở mức 6,5-7 %/năm, thường bị đánh giá là nhỏ hơn nhiều so với tỷ suất sinh lợi từ đầu tư bất động sản.

Với mức lạm phát như hiện nay, không có nhiều dư địa để giữ lãi suất huy động ở mức như hiện tại. Lãi suất tiết kiệm không tương xứng với lạm phát thì tiền sẽ quay về các kênh đầu cơ.

Trong bối cảnh lãi suất huy động liên tiếp tăng, lãi suất cho vay khó có thể giữ ở mức hiện tại chứ đừng nói đến giảm. Theo đó, mục tiêu phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1% trong 2 năm 2022 - 2023 của NHNN sẽ là vấn đề thách thức. 

TS Đinh Thế Hiển cho rằng, chương trình hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi của Chính phủ, NHNN nên tập trung vào các lĩnh vực tạo ra nhiều giá trị gia tăng, việc làm như nông nghiệp, xuất khẩu.

Việc hỗ trợ cần đảm bảo đúng số tiền, thời điểm, làm tốt, nhanh cũng góp phần giảm lạm phát. Bởi, lạm phát hiện nay chủ yếu do chi phí đẩy, doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm dịch vụ.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement