Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao châu Âu vẫn chưa đồng thuận trong việc cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga?

Kinh tế thế giới

05/05/2022 08:40

Ủy ban châu Âu đã đề xuất các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga, bao gồm lệnh cấm vận dầu mỏ theo từng giai đoạn và đây là một phần trong đợt cấm vận lần thứ sáu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm thứ Tư (4/5) cho biết, đó "sẽ là một lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn đối với dầu mỏ bằng đường biển và đường ống của Nga và, với cả dầu thô lẫn dầu đã qua tinh chế". Lệnh cấm sẽ diễn ra theo từng giai đoạn để các quốc gia có thời gian tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.

Để đề xuất được thông qua, nó sẽ cần sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, một số quốc gia trong khối 27 thành viên đã bày tỏ sự phản đối đối với một lệnh cấm vận toàn diện như vậy.

"Hôm nay chúng tôi đang giải quyết sự phụ thuộc của chúng tôi vào dầu mỏ của Nga và hãy nói rõ rằng, điều đó sẽ không dễ dàng", von der Leyen phát biểu trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg.

Vì sao châu Âu vẫn chưa đồng thuận trong việc cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga?

 - Ảnh 1.

Vì sao châu Âu vẫn chưa đồng thuận trong việc cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga?

Bà nói thêm: "Một số quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga, nhưng chúng tôi chỉ đơn giản là phải làm điều đó".

Các phái viên từ các nước Liên minh châu Âu vẫn chưa đạt được thỏa thuận, nhưng các cuộc thảo luận dự kiến sẽ tiếp tục vào thứ Năm.

Vậy, nếu một lệnh cấm vận được thông qua, nó sẽ bao gồm những vấn đề gì?

Kế hoạch cấm vận của EU là gì?

Ủy ban châu Âu đang tìm cách loại bỏ dần nguồn cung dầu thô của Nga trong vòng sáu tháng và các sản phẩm tinh chế vào cuối năm 2022.

Theo đề xuất, Hungary và Slovakia có thể được thêm một thời gian dài hơn để thích ứng với lệnh cấm vận, cho đến cuối năm 2023.

Các biện pháp bao gồm lệnh cấm đối với tất cả các dịch vụ vận chuyển, môi giới, bảo hiểm và tài chính do các công ty EU cung cấp để vận chuyển dầu của Nga trên toàn thế giới, một nguồn tin của EU nói với hãng tin Reuters.

Lệnh cấm sẽ áp dụng đối với xuất khẩu dầu của Nga trên toàn thế giới, có khả năng ảnh hưởng đến khả năng của Moscow trong việc tìm thị trường thay thế sau khi EU ngừng mua dầu của Nga.

Chủ tịch Ủy ban EU cũng đề xuất đưa thêm ngân hàng hàng đầu của Nga, Sberbank và hai tổ chức tài chính khác ra khỏi hệ thống chuyển tiền thông qua nhắn tin SWIFT.

Nếu được thông qua, các lệnh cấm này sẽ góp phần cắt giảm nguồn thu nhập lớn nhất cho nền kinh tế Nga.

Các đại diện từ 27 quốc gia thuộc EU được cho là sẽ thông qua đề xuất này sớm nhất là trong tuần này, và nếu được thông qua nó sẽ có hiệu lực ngay tức thì.

Một lệnh cấm vận tương tự đối với than của Nga, được EU áp đặt vào tháng 4, có hiệu lực ngay lập tức đối với thị trường giao ngay và có thời hạn 4 tháng cho các hợp đồng hiện có.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Tư cho biết Nga đang xem xét các lựa chọn khác nhau để chuẩn bị cho lệnh cấm vận dầu mỏ của EU.

Lệnh cấm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các nền kinh tế EU?

Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho châu Âu, cung cấp 26% lượng dầu nhập khẩu của khối vào năm 2020. Đức, Ba Lan và Hà Lan là những người mua dầu Nga lớn nhất ở châu lục này.

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, châu Âu đã trả cho Nga 14 tỷ euro (14,94 tỷ USD) kể từ khi Moscow bắt đầu hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraina cách đây hai tháng.

Ủy ban châu Âu đang nỗ lực tăng tốc tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng thay thế để cố gắng cắt giảm việc sử dụng dầu của Nga.

Tuy nhiên, nếu thiếu các lựa chọn thay thế đủ và có giá vừa phải, EU có thể sẽ phải đối mặt với việc gia tăng hóa đơn năng lượng hoặc hoạt động kinh tế sẽ bị chậm lại.

Nhà phân tích chính trị người Nga Andrey Ontikov cho rằng, Moscow có khả năng tìm được những người mua khác bên ngoài châu Âu, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời cho biết EU sẽ phải trả giá cao hơn cho việc nhập khẩu dầu thay thế.

Vì sao châu Âu vẫn chưa đồng thuận trong việc cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga?

 - Ảnh 2.

Lệnh cấm sẽ ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế tại châu Âu.

"Các nước châu Âu đang tự bắn vào chân mình", Ontikov nói. "Tôi không thể tưởng tượng được những quốc gia đó sẽ lấy dầu ở đâu [ở nơi khác] và với mức giá nào. Có thể Hoa Kỳ sẽ cung cấp dầu thô, nhưng một lần nữa, nó sẽ ở mức giá nào? "

Hãng thông tấn RIA của Nga trích dẫn phát biểu của ông Vladimir Dzhabarov, Phó trưởng ban thứ nhất của Ủy ban các vấn đề quốc tế của Thượng viện Nga, nói rằng châu Âu sẽ tiếp tục mua dầu của Nga thông qua các nước thứ ba khi lệnh cấm vận được đưa ra.

Tại sao khí tự nhiên không được đưa vào kế hoạch trừng phạt?

Khí đốt tự nhiên vẫn chưa bị đưa vào danh sách trừng phạt và một lệnh cấm tiềm năng vẫn chưa được thảo luận ở cấp Liên minh châu Âu vì khối này phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu này rất nhiều.

Năm 2021, EU nhập khẩu hơn 40% tổng lượng khí đốt tự nhiên từ Nga.

Kể từ khi sự cố khí đốt xảy ra ở một số nước ở phía đông EU vào mùa đông năm 2006 và 2009, EU đã xây dựng chính sách năng lượng chung để tăng cường an ninh năng lượng và thị trường năng lượng nội địa.

Năm 2021, năng lượng chiếm 62% tổng nhập khẩu của EU từ Nga, giảm so với mức 77%  so với năm 2011, nhưng khối vẫn còn một chặng đường dài để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga.

Vì sao châu Âu vẫn chưa đồng thuận trong việc cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga?

 - Ảnh 3.

Các nước nhập dầu từ Nga.

Phản ánh từ trong phòng họp, phóng viên Dominic Kane của Al Jazeera cho biết khí đốt là "con voi trong phòng" tại Strasbourg vào thứ Tư.

Ông nói: "Các nhà lãnh đạo châu Âu muốn nhanh chóng hành động chống lại Nga, nhưng họ bị mắc kẹt với thực tế về các quyết định mà các chính phủ trên khắp châu Âu đã đưa ra trong nhiều thập kỷ, khi họ nghĩ rằng việc thực hiện các thỏa thuận với Tổng thống Putin là vì lợi ích tốt nhất của họ.

Tuy nhiên, Ủy ban EU đã thực hiện các bước để chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Vào ngày 8 tháng 3, EU đã công bố kế hoạch "REPowerEU", vạch ra các biện pháp nhằm giảm mạnh nhập khẩu khí đốt của Nga trước cuối năm nay và đạt được độc lập hoàn toàn khỏi nhiên liệu hóa thạch của Nga trước cuối thập kỷ này.

Slovakia nhận gần như toàn bộ dầu thô nhập khẩu từ Nga, chủ yếu thông qua đường ống Druzhba có từ thời Liên Xô, và nước này đã cùng Hungary, cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp của Nga, không đồng ý với một lệnh trừng phạt dầu mỏ Nga vào thời điểm này.

"Chúng tôi đồng ý với lệnh trừng phạt, nhưng chúng tôi cần một thời gian tạm thời cho đến khi chúng tôi thích ứng với tình hình", Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik nói trong một cuộc họp báo tại Bratislava hôm thứ Tư. "Những gì đang được thảo luận ngày hôm nay là khoảng thời gian của giai đoạn đầu".

Ông Sulik cho biết quá trình chuyển đổi lâu hơn sẽ giúp Slovakia có thời gian để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế.

Hungary cho biết họ không thể ủng hộ đề xuất cấm vận vì nó sẽ phá hủy an ninh năng lượng của nước này.

"Gói trừng phạt của Brussels sẽ cấm các chuyến vận chuyển dầu từ Nga đến châu Âu diễn ra quá nhanh", Ngoại trưởng Hungaria Peter Szijjarto cho biết trong một video trên Facebook, đồng thời cho biết thêm rằng Hungary không thể ủng hộ các biện pháp trong thời điểm hiện tại.

Hungary chỉ có thể đồng ý với các biện pháp này nếu dầu thô nhập khẩu từ Nga qua đường ống được không nằm trong các lệnh trừng phạt, Ngoại trưởng Peter Szijjarto nói.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement