15/05/2019 13:00
Vì sao cha mẹ nên đeo kính râm cho trẻ khi đi ra ngoài trời nắng?
Chào bác sỹ! Tôi có đọc được một số thông tin khuyến cáo trẻ em nên đeo kính râm khi đi biển hoặc đi ra ngoài trời nắng. Đeo kính râm cho trẻ có tốt không? Liệu trẻ em tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có gây thiệt hại gì đến mắt không?
Bác sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com, trả lời:
Chào bạn!
Một trong những khả năng kỳ lạ của cơ thể con người là khả năng tái tạo hoặc sữa chữa các tế bào bị hư hỏng. Ví dụ các tế bào hồng cầu thường sống được khoảng 120 ngày. Mỗi ngày, khoảng 1% tế bào hồng cầu sẽ chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới. Việc sửa chữa, thay thế và bổ sung các tế bào ở hầu hết các bộ phận khác của cơ thể cũng tương tự như với tế bào hồng cầu.
Tuy nhiên, điều này không đúng với các tế bào ở thấu kính của mắt. Các tế bào của thấu kính mắt không bao giờ được thay thế và các protein của ống kính không bao giờ được bổ sung. Các ống kính không thể tự sửa chữa, do vậy, các tế bào mắt bị tổn thương thì nó có thể gây thiệt hại suốt cuộc đời.
Kính râm là vật dụng không thể thiếu cho trẻ khi đi ra ngoài trời nắng |
Các ống kính mắt giúp tập trung và truyền ánh sáng đến phía sau mắt. Đôi khi những đốm nhỏ li ti hình thành trong ống kính và có thể lan rộng ra khiến ống kính có màu trắng sữa. Điều này có thể cản trở tầm nhìn và khiến người bệnh nhìn mờ.
Căn bệnh khiến thấu kính có màu đục như trắng sữa gọi là đục thủy tinh thể hay cườm nước. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người già hiện nay. Tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây tổn hại đến các tế bào mắt, đặc biệt là khi còn trẻ. Đục thủy tinh thể có thể được điều trị bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể.
Ngoài đục thủy tinh thể thì tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể gây tác hại đến võng mạc của mắt và gây bệnh võng mạc. Không giống như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc thường khó điều trị hơn. Thoái hóa điểm vàng là bệnh võng mạc thường gặp nhất. Theo thời gian, điểm vàng có thể bị tổn hại do tiếp xúc thường xuyên với tia UV.
Nguy cơ tổn thương võng mạc từ tia UV trong ánh nắng mặt trời ảnh hưởng lớn đến trẻ em dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, hậu quả thường không rõ ràng cho đến khi chúng trưởng thành. Do vậy, nhiều cha mẹ thường không chú ý bảo vệ mắt cho trẻ khi còn nhỏ. Trên thực tế, việc đeo kính râm cho trẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh về mắt.
Để hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời với cơ thể, bạn nên dạy trẻ đội mũ rộng vành và đeo kính râm khi đi ra ngoài, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 14h chiều (thời gian tia cực tím mạnh nhất).
Để tăng cường hiệu quả bảo vệ mắt, bạn nên chọn loại kính râm chống lại cả tia UVA và UVB. Nên chọn kính râm vừa mắt và có xuất xứ từ những công ty uy tín. Khi bé đeo kính, cần hỏi cảm giác của bé khi đeo kính để biết kính có làm bé khó nhìn, khó chịu hay không. Sau mỗi lần bé đeo kính đi chơi, bố mẹ cần lau chùi kính sạch sẽ bằng dung dịch lau mắt kính.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ Alan Greene là bác sỹ nhi khoa nổi tiếng của Mỹ. Ông là người sáng lập trang web DrGreene.com. Theo AMA, trang DrGreene.com của ông là trang web bác sỹ đầu tiên trên Internet. - DrGreen.com đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. DrGreene.com hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa. Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp