Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Văn hóa rượu bia

Phân tích

14/05/2017 10:27

Đã là đàn ông, ai mà chẳng có lần phải uống rượu hay uống bia. Rượu bia khi uống vừa phải thì thành văn còn nếu lạm dụng quá mức thì nó lại trở thành tai họa, thành tệ nan.

Người Việt Nam có câu “nam vô tửu như kỳ vô phong”, tạm hiểu là đàn ông con trai mà không biết uống rượu thì như cờ giữa trời không có gió phất. Quả thật không thể phủ nhận một điều là câu nói này cũng có phần đúng của nó. Đã là đấng nam nhi “đầu đội trời chân đạp đất” thì việc biết uống rượu cũng là một lợi thế rất lớn trong xã hội từ thời phong kiến cho đến hôm nay.

Trong công việc, hầu hết những thương vụ làm ăn, những cuộc giao dịch hay ký kết hợp đồng đều diễn ra trên bàn nhậu. Người giàu có, thương gia, người làm ăn lớn thì vào nhà hàng hay khách sạn sang trọng dùng bữa, uống rượu tây để trao đổi công viêc.

Công nhân viên chức bình thường, thì vào cửa hàng ăn uống có giá cả mềm hơn, dùng bia để trao đổi lợi ích, hay tán gẫu với nhau. Nông dân, công nhân và những người lao động chân tay thì vào quán cóc ven đường uống rượu đế để giao lưu, trò chuyện. Nói chung, tầng lớp nào trong xã hội cũng dùng rượu bia để gặp gỡ và giao lưu cùng nhau, sang hay hèn gì thì tùy vào túi tiền mỗi người.

Uống rượu là một nét văn hóa khó bỏở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong những buổi tiệc rượu, trước khi nhập tiệc mọi người sẽ bắt đầu cùng nhau nâng cốc. Tiếp theo đó từng người một sẽ nâng chén mời nhau. “Khi một ai đó mời bạn cạn ly, người đó sẽ uống hết trước để tạo sự tôn trọng, sau đó thì bạn cũng nên đáp lễ lại để tạo sự thân tình với người đã mời mình uống “ đây được xem là lời khuyên chân thành giành cho bất cứ ai khi uống bia, rượu tại Việt Nam. Đó chính là văn hóa “ẩm” trong ẩm thực của người Việt. Cũng nhờ ly rượu mà bao nhiêu tình bằng hữu được hình thành, cũng nhờ nó mà bạn bè đã thân ngày một thân hơn.

Tuy nhiên, văn hóa uống rượu ở hai miền nam bắc cũng có sự khác biệt đôi chút. Ở miền bắc người uống rượu thường phải uống một lượng bằng nhau trong bữa tiệc, còn đối với miền nam việc đó không miễn cưỡng tùy theo tửu lượng của mỗi người. Một bữa tiệc sẽ thật buồn chán biết mấy, khi mọi người đến đó ăn no xong rồi ai về nhà nấy, cho nên rượu bia chính là chất “xúc tác” cho những cuộc vui vào dịp lễ tết, hội hè hay họp mặt như thế.

Đó là nói về mặt văn hóa, mặt tích cực của rượu bia, nhưng bên cạnh mặt tích cực là sợi dây kết hợp mọi người lại với nhau thì cũng có biết bao nhiêu chuyện hy hữu đáng tiếc trên đời xảy ra cũng vì ly rượu.

Do con người lạm dụng nó một cách quá đà nên biết bao nhiêu cuộc ẩu đả giữa cha với con, vợ với chồng, anh với em, họ hàng và bạn bè liên tục xảy ra trong xã hội. Trong nhiều năm, báo chí đã đưa tin không ít những vụ ẩu đã, chém giết lẫn nhau chỉ vì “ma men” đang nhập, để rồi khi con “ma men” đó đi rồi ai nấy đều đau đớn thốt lên hai chữ “giá như”!!!

Người xưa có câu nói “rượu vào thì lời ra”, mà lời ra trong lúc say xỉn thường là lời “sự thật mất lòng”. Chưa kể đến rượu, bia cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam. Khi mà hầu hết người tham gia giao thông đều là người trẻ. Khi rượu bia vào rồi “máu anh hung” nổi lên, bất cứ ai cũng có thể trở thành tay đua “chuyên nghiệp” thích thể hiện bản thân và không bao giờ chịu nhúng nhường bất cứ điều gì và bất cứ ai…

Rượu bia mang lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe và xã hội (Ảnh minh họa)

Quay lại với việc uống rượu bia là văn hóa của người Việt, ngày nay văn hóa đó còn có sự biến tướng khi mà người Việt Nam lợi dụng nó một cách “vô tội vạ”, trong khi vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng… nhậu, nói chung là luôn luôn có lý do để nhậu.

Rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy cũng chỉ vì các lý do hy hữu như trên mà ra, sức khỏe giảm sút cũng vì rượu, gia đình tan nát cũng vì rượu, bạn bè xa cách cũng do rượu. Sau khi sự việc đã rồi, người uống cũng như người mời đều nói rằng: “từ nay tôi sẽ bỏ nhậu” nhưng không lâu sau lời “tuyên thệ” chắc nịch kia thì sự việc lại đâu vào đấy,khi gặp “chiến hữu mới”. Nói chung sức hút và sự cám dỗ của “ma men” cũng không hề thua kém ma túy chút nào.

Thêm một hệ lụy từ “văn hóa” uống rươu nữa đó là, người nấu rượu vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm khi sản xuất ra những loại rượu “trời ơi dất hỡi” làm ảnh hưởng đến sức khỏe của biết bao nhiêu người. Thời gian gần đây, trên các trang thông đại chúng liên tục đưa tin về các vụ ngộ độc rượu vì hàm lượng methanol quá cao.

Trong đó có rượu giả, rượu dùng men Trung Quốc, những loại rượu này khi uống vào nhẹ thì tổn thương thần kinh, nặng thì dẫn đến tử vong, bao nhiêu bệnh tật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe… Gia đình thì mất đi trụ cột còn xã hội thì mất đi người lao động, không thể kể hết những nguy hại tiềm ẩn đằng sau thứ rượu rởm…ấy thế mà dân nhậu nào có biết sợ là gì?

Cách đây không lâu trên trang báo điện tử Zing có bài viết về đảo rắn nguy hiểm ở Brazil, thế mà nhiều bạn trẻ bình lận rằng: “Đưa dân nhậu Việt Nam mình sang vài năm với cấp bia rượu nữa là sạch sẽ không còn một con rắn nào, mấy con rắn độc này mà ngâm rượu là nhất” đủ thấy cảnh giới nhậu ở Việt Nam đạt đến thượng thừa cỡ nào?

Dẫu biết rằng đôi khi người uống cũng ý thức được tác hại của “ma men” đối với sức khỏe của mình và các hệ lụy khác có thể xảy trong xã hội. Nhưng vì “nể” nhau mà “nhắm mắt đưa chân” theo cuộc vui nâng chén. Việc tụ tập ăn uống, nhậu nhẹt cùng với nhau là một điều không phải là xấu, nhưng để nó là một nét đẹp thì người uống nên biết kiềm chế và dừng lại khi còn có thể!

NAM NGUYỄN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement