Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ukraina thừa nhận tên lửa Iskander Nga đã 'đánh lừa' hệ thống Patriot của Mỹ

Quân sự

26/05/2025 20:24

Người phát ngôn Không quân Kiev thừa nhận tên lửa Iskander của Nga đã sử dụng mồi nhử và thao tác để đánh lừa hệ thống phòng không Patriot.

Các hệ thống phòng không Patriot do Mỹ thiết kế đang phải chật vật để theo kịp công nghệ tên lửa của Nga, đặc biệt là tên lửa Iskander - người phát ngôn Không quân Ukraina Igor Ignat thừa nhận ngày 26/5.

Kiev từ lâu đã ca ngợi MIM-104 Patriot là một phần quan trọng trong kho vũ khí của mình sau khi triển khai khẩu đội đầu tiên vào tháng 4/2023. Nhưng hệ thống phòng không của Mỹ đang cho thấy những hạn chế nghiêm trọng trước vũ khí của Nga - ông Ignat nói với tờ Le Monde (Pháp) trong một cuộc phỏng vấn được đài RT (Nga) dẫn lại.

"Các tên lửa Iskander thực hiện những động tác né tránh trong giai đoạn cuối, cản trở các tính toán quỹ đạo của Patriot", ông Ignat nói. “Ngoài ra, Iskander có thể thả mồi nhử có khả năng đánh lừa tên lửa Patriot”.

Ukraina thừa nhận tên lửa Iskander Nga đã 'đánh lừa' hệ thống Patriot của Mỹ- Ảnh 1.

Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky đứng trước một hệ thống tên lửa phòng không Patriot, tại Đức, tháng 6/2024. Ảnh: Getty Images

Trong khi các quan chức Ukraina trước đây ca ngợi hệ thống Patriot vì khả năng đánh chặn tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga, Moskva đã từng đặt câu hỏi về những tuyên bố như vậy. Các quan chức Nga cũng lập luận rằng Kiev thường phóng đại số lượng tên lửa mà họ bắn hạ so với số lượng thực tế đã phóng.

Tính đến tháng 5, Ukraina được cho là có 6 hệ thống Patriot đang hoạt động, chủ yếu do Mỹ và Đức tài trợ, với các thành phần bổ sung do Hà Lan và Romania cung cấp.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã gọi Patriot là hệ thống phòng thủ khả thi duy nhất chống lại các cuộc tấn công của Nga và tuyên bố mục tiêu mua tổng cộng 25 hệ thống.

Gần đây, ông Zelensky đã đề xuất các đồng minh châu Âu của Kiev tài trợ cho Kiev mua thêm 10 hệ thống Patriot với chi phí 15 tỷ USD. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ đề xuất này là không thực tế.

Ukraina cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp tên lửa đánh chặn cho các nền tảng do phương Tây tài trợ, ngay cả khi lực lượng Nga điều chỉnh chiến thuật sử dụng thiết bị bay không người lái của họ để tránh các biện pháp đối phó hiện có.

RT cho biết, lực lượng Ukraina đã leo thang các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái của riêng họ chống lại Nga, chuyển từ các cuộc tấn công buổi đêm sang các cuộc phóng liên tục trong suốt cả ngày. Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Washington gia tăng áp lực đòi tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp. Hôm 25/5, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự thất vọng với việc thiếu tiến triển, đổ lỗi cho cả Moskva và Kiev.

Trong khi đó, đêm 25 rạng sáng 26/5, Nga đã thực hiện cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) lớn nhất vào Ukraina kể từ khi bắt đầu xung đột với nước láng giềng vào năm 2022.

Đây cũng là ngày thứ ba liên tiếp Nga tiến hành tấn công ồ ạt bằng UAV trong đêm, nhằm vào thủ đô Kiev và các thành phố khác, đánh dấu một sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã lên án các cuộc tấn công, cho rằng chúng không có giá trị quân sự rõ ràng mà chỉ nhằm mục đích chính trị, và kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Phía Nga tuyên bố các cuộc tấn công này là phản ứng trước các hành động tấn công vào cơ sở hạ tầng của Nga do Ukraina thực hiện.

Đáng chú ý, các cuộc tấn công kể trên diễn ra trong bối cảnh Nga và Ukraina vừa hoàn tất một đợt trao đổi tù binh lớn, với khoảng 1.000 người được trao trả cho mỗi bên trong ba ngày qua. Các hành động quân sự leo thang cho thấy tiến trình hòa bình vẫn còn nhiều thách thức.

THU HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement