20/07/2019 08:53
Tỷ phú hàng hiệu Pháp “soán ngôi” người giàu thứ hai thế giới của Bill Gates là ai?
Nhà sáng lập hãng phần mềm Microsoft, ông Bill Gates bị mất ngôi vị giàu thứ 2 thế giới vừa bị chủ "đế chế" đồ hiệu LVMH, ông Bernard Arnault "soán ngôi".
Theo Bloomberg, trong lịch sử 7 năm của xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index, ông Gates chưa khi nào xếp dưới vị trí thứ hai. Nhưng điều này đã thay đổi vào ngày 17/7, khi ông Gates bị ông Arnault vượt lên.
Bảng xếp hạng người giàu nhất của Bloomberg, tổng tài sản của Bill Gates đạt 107 tỉ USD, giảm 58,8 triệu USD. Với con số thống kê này, người sáng lập tập đoàn Microsoft đã tụt xuống vị trí thứ 3, sau tỷ phú người Pháp, Bernard Arnault.
Bernard Arnault là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư và nhà sưu tầm nghệ thuật người Pháp. Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH mới đây đã đạt một kỷ lục mới tại Paris và nâng giá trị tài sản ròng của mình lên 107,6 tỷ USD.
Từ đầu năm đến nay, ông Arnault "kiếm" 39 tỷ USD, trở thành người có mức tăng tài sản "vô địch" trong số 500 người giàu nhất hành tinh thuộc xếp hạng của Bloomberg. Ông chỉ đứng sau duy nhất “ông vua bán lẻ” Jeff Bezos, người sở hữu tập đoàn thương mại điện tử Amazon.
Doanh nhân người Pháp 70 tuổi này là chủ tịch và CEO của LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton SE, được biết đến với cái tên LVMH, một vị trí mà ông nắm giữ từ năm 1989.
Tập đoàn LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton SE là Tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới, chuyên sản xuất sản phẩm quần áo, phụ kiện xa xỉ cho giới siêu giàu. Arnault được người trong nghề mệnh danh là ông hoàng của thế giới thời trang, khi tự tay mình tạo nên tên tuổi của hơn 70 thương hiệu lừng danh khắp năm châu, từ đồng hồ TAG Heuer tinh xảo và sang trọng, dòng rượu sâm panh Dom Perignon Champagne đắm say, tới các nhãn hàng thời trang như Christian Dior thời thượng, Louis Vuitton phá cách mà quý phái…
Tất cả thiết kế và bộ sưu tập của Arnault đều được săn đón nhiệt tình bởi các minh tinh màn bạc hay những nghệ sĩ nổi tiếng của làng giải trí thế giới.
Doanh nhân táo bạo và đầy tham vọng
Theo Businessinsider, Arnault đến từ thị trấn Roubaix phía bắc nước Pháp. Ông theo học ngành kỹ thuật tại Ecole Polytechnique, một trường đại học danh tiếng lâu đời tại Paris, nơi đã từng đào tạo nên 3 cựu Tổng thống Pháp và 3 nhà khoa học đạt giải Nobel.
Arnault đến từ thị trấn Roubaix phía bắc nước Pháp. |
Ngay từ khi còn trẻ, Arnault đã tỏ rõ khả năng kinh doanh táo bạo trời phú. Đến năm 30 tuổi, ông trở thành Chủ tịch công ty xây dựng của gia đình.
Năm 1979, ông trở thành Chủ tịch công ty của gia đình. Theo Bloomberg, tỉ phú Arnault tiến vào thị trường hàng hóa xa xỉ vào năm 1984 bằng cách mua lại một Tập đoàn dệt may sở hữu nhãn hiệu Christian Dior. |
Arnault gia nhập thị trường hàng xa xỉ năm 1984, khi Arnault có quyết định đầy mạo hiểm, đầu tư 15 triệu USD và kêu gọi thêm 80 triệu USD bên ngoài để mua lại Boussac Sain-Freres, một hãng thời trang khá chìm nổi tại Pháp lúc bấy giờ.
Thương vụ hoàn tất, các nhà máy dệt và tài sản khác được rao bán, ông chỉ giữ lại Christian Dior và Le Bon Marche. Arnault trở thành CEO của Dior năm 1985. Lúc này, Arnault có dư khoảng 400 triệu USD.
Bernard Arnault (phải) cùng Chủ tịch Henri Racamier của LVMH trong một cuộc đàm phán kinh doanh tại Paris năm 1988. |
Năm 1987, ông được Chủ tịch Henri Racamier của LVMH mời đầu tư vào LVMH Group mới được thành lập từ Louis Vuitton và Moet Hennessy. Năm 1990, Arnault sở hữu 43,5% của LVMH, 35% quyền biểu quyết và chính thức trở thành Chủ tịch kiêm CEO của LVMH.
Tham vọng của Arnault là đưa LVMH trở thành một trong những Tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới, ngang tầm với hai tên tuổi trong lĩnh vực là Richemont (Thụy Sĩ) và Kering (Pháp).
Nữ diễn viên Priyanka Chopra chụp ảnh với chiếc đồng hồ Tag Heuer ở New Delhi năm 2007. |
Chỉ trong 11 năm, trị giá thị trường của LVMH đã tăng lên ít nhất 15 lần, cả doanh thu và lợi nhuận tăng lên 500%. Nguyên lý của ông là các thương hiệu thuộc Tập toàn khi được mua về sẽ vẫn hoạt động như những công ty độc lập, theo văn hoá và bản sắc lịch sử riêng. Vai trò của Tập toàn là hỗ trợ những lợi ích chung cho các thương hiệu.
LVMH sở hữu những thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior, Bvlgari, Hublot, Zenith... |
Cách làm này giúp cho sức sống của các thương hiệu thuộc LVMH phát triển bền vững và giữ được truyền thống trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động. Những năm gần đây LVMH vẫn tiếp tục thâu tóm thêm các thương hiệu khác, trong cả lĩnh vực đồng hồ xa xỉ như Zenith, Tag Heuer và Hublot.
Quá trình thống nhất LVMH của ông được xem là một trong những vụ thâu tóm cam go và quyết liệt nhất trong lịch sử doanh nghiệp tại Pháp, khiến cho tên tuổi Arnault được nhắc nhiều như “nỗi sợ hãi của các đối thủ kinh doanh” và sau đó là “sự nể phục dành cho tính quyết đoán của ông”.
Hiện tại, ông chủ LVMH cũng là một nhà sưu tập nghệ thuật có tiếng khi sở hữu một loạt các bộ sưu tập tranh của các họa sĩ nổi tiếng như Jean-Michel Basquiat, Damien Hirst, Maurizio Cattelan, Andy Warhol và Pablo Picasso.
Hồi tháng 4, nhà Arnault cùng các tỷ phú Pháp khác đã cam kết đóng góp hơn 650 triệu USD cho công cuộc phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ cháy lịch sử.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp