Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trước khi diễn ra phiên luận tội tổng thống Trump tại Thượng viện, đây là 5 câu hỏi cần biết

Phân tích

14/01/2020 08:03

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 10/1 đã kết thúc nhiều tuần suy xét xung quanh nỗ lực luận tội của đảng Dân chủ, tuyên bố Hạ viện sẽ bỏ phiếu sớm nhất là vào tuần này để gửi 2 bản luận tội đến Thượng viện.

Động thái này cho thấy bà Pelosi, người đã trì hoãn việc chuyển giao các bản luận tội với nỗ lực giành lấy các nhượng bộ theo thủ tục từ các lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Thượng viện, đã sẵn sàng bắt đầu phiên tòa ở Thượng viện bất chấp việc Thủ lĩnh khối đa số trong Thượng viện Mitch McConnell từ chối chấp nhận các yêu cầu của bà. 

Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi về việc quá trình này sẽ diễn ra như thế nào trong vài tuần tới, khi cả hai bên đều muốn chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận về tính chính đáng của Tổng thống Donald Trump khi xử lý chính sách đối ngoại ở Ukraine. Dưới đây là 5 câu hỏi nổi bật về các bản luận tội sẽ được chuyển từ Hạ viện tới Thượng viện:

Chính xác khi nào phiên tòa sẽ bắt đầu?

Mặc dù bà Pelosi hôm 10/1 bày tỏ sự sẵn sàng gửi đến Thượng việc 2 điều khoản luận tội – một là cáo buộc ông Trump lạm quyền, và một là hành vi cản trợ Quốc hội – nhưng bà đã quyết định không sắp xếp một cuộc bỏ phiếu để thực hiện điều này. Thay vào đó, bà cho biết bà “đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerry Nadler chuẩn bị đưa ra” một biện pháp tố tụng để chỉ định những “công tố viên” cho phiên xét xử và gửi các bản luận tội đến Thượng viện.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong tháng 1/2020, nhưng chưa có ngày cụ thể.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong tháng 1/2020, nhưng chưa có ngày cụ thể.

Điều khoản đó về mặt kỹ thuật có thể được thông qua trong nháy mặt, nhưng các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Hạ viện có thể sẽ yêu cầu một cuộc bỏ phiếu chính thức hơn để làm nổi bật sự ủng hộ từ các nghị sĩ đảng Dân chủ dễ bị tổn thương.

Trước khi quyết định việc bỏ phiếu được hoàn tất, bà Pelosi nói rằng bà sẽ tìm kiếm ý tưởng từ các nghị sĩ đảng Dân chủ về cách tiếp tục tiến trình - một cuộc họp kín dự kiến diễn ra sáng 14/1 tại Điện Capitol. Việc tham vấn đó dường như chỉ mang tính hình thức, bởi các nghị sĩ đảng Dân chủ gần như đã nhất trí ủng hộ chiến lược luận tội từ trên xuống dưới của bà Pelosi kể từ khi quá trình được đưa ra hồi tháng 9/2019.

Và sự chấp thuận dự kiến của họ sẽ tạo tiền đề cho một cuộc bỏ phiếu vào ngày 14/1, khởi động phiên tòa luận tội tại Thượng viện sớm nhất là vào ngày 15/1. Tuy nhiên, vẫn chưa có cuộc bỏ phiếu nào được lên lịch – và có khả năng cuộc bỏ phiếu sẽ chỉ có thể diễn ra sau cuộc họp kín ngày 14/1. 

Những quy tắc định hình phiên tòa sẽ như thế nào?

Việc bà Pelosi quyết định gửi các bản luận tội tới Thượng viện vào tuần này được đưa ra sau khi nổ ra cuộc tranh luận với ông McConnell về các quy tắc định hình phiên tòa. Ông McConnell nói rõ rằng ông sẽ tuân theo tiêu chuẩn từ phiên tòa luận tội năm 1999 đối với Tổng thống Bill Clinton, theo đó trước tiên Thượng viện bỏ phiếu về điều khoản đưa ra xét xử và sau đó là về điều khoản thứ hai trong việc kêu gọi các nhân chứng - điều mà ông McConnell đã nói rõ không muốn làm.

Điều khoản xét xử luận tội năm 1999 đã cho các “công tố viên” Hạ viện tối đa 24 giờ để đưa ra các cáo buộc. Tổng thống và đội “bào chữa” của ông sau đó cũng có thời gian tương tự để đáp trả các cáo buộc. Tiếp đó, các thượng nghị sĩ được phép đặt câu hỏi cho các bên trong một khoảng thời gian không quá 16 giờ.

Sau giai đoạn ban đầu này, mỗi bên theo các quy tắc năm 1999 được phép “hỏi các nhân chứng tại trát hầu tòa và/hoặc đưa ra bất kỳ bằng chứng nào không có trong hồ sơ”, và sau đó sẽ diễn ra một cuộc bỏ phiếu toàn diện của Thượng viện.

Ông McConnell nói rõ rằng ông sẽ tuân theo tiêu chuẩn từ phiên tòa luận tội năm 1999 đối với Tổng thống Bill Clinton.
Ông McConnell nói rõ rằng ông sẽ tuân theo tiêu chuẩn từ phiên tòa luận tội năm 1999 đối với Tổng thống Bill Clinton.

Sự trì hoãn đã ảnh hưởng đến tiến trình này về mặt chính trị như thế nào?

Sự phân nhánh chính trị từ quyết định trì hoãn của bà Pelosi vẫn đang diễn ra, và không rõ “ván bài” của bà sẽ tác động đến quá trình này như thế nào. Trong thời gian trì hoãn, bà Pelosi đã “thu được” một số thuận lợi mới. Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton thông báo bất ngờ rằng ông sẽ sẵn sàng làm chứng nếu Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát muốn nghe lời khai của ông.

Có lẽ quan trọng hơn, tuyên bố của ông đã khiến một số nghị sĩ đảng Cộng hòa lên tiếng ủng hộ việc lắng nghe ông Bolton, và có lẽ cả các nhân chứng khác. Thượng nghị sĩ Susan Collins, một người theo chủ trương ôn hòa, tiết lộ hôm 10/1 rằng bà đang làm việc với một nhóm “khá nhỏ” các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa để đảm bảo điều khoản ban đầu về quy tắc xét xử luận tội sẽ cho phép sự tham gia của nhân chứng.

Những nhà lập pháp nào sẽ thực thi tiến trình này?

Các nghị sĩ đảng Dân chủ trong Hạ viện đang háo hức chờ đợi xem ai sẽ nắm giữ vai trò “công tố viên” phiên luận tội - các thành viên được bà Pelosi bổ nhiệm trong vụ kiện nhằm phế truất ông Trump trước Thượng viện. Bà Pelosi vẫn đang giữ bí mật quyết định của mình.

Các nguồn tin cho biết bà muốn xem nghị quyết định hình các quy tắc cho phiên tòa tại Thượng viện trước khi hoàn thiện nhóm của mình. Các quy tắc có thể quyết định đến việc bà sẽ chọn những thành viên có nhiều kinh nghiệm truy tố hơn, hay những người có nhiều kinh nghiệm lập hiến và phúc thẩm hơn. 

Một số nhà lập pháp gần như chắc chắn nắm giữ vai trò này là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff. Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Hakeem Jeffries và nghị sĩ Jamie Raskin cũng là những nhân vật tiềm năng cho vai trò này. Ngược lại, các nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng đang vận động để trở thành một phần trong đội ngũ bảo vệ ông Trump, bao gồm một số đồng minh hàng đầu của Tổng thống trong Hạ viện như nghị sĩ Doug Collins, Jim Jordan, John Ratcliffe và Mike Johnson.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump sẽ gặp khó khăn một khi phiên tòa luận tội bắt đầu. 
Chiến dịch tranh cử của ông Trump sẽ gặp khó khăn một khi phiên tòa luận tội bắt đầu. 

Tác động đến các thượng nghị sĩ tham gia tranh cử tổng thống sẽ như thế nào?

Một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tranh cử tổng thống sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự trong phiên tòa luận tội. Các quy tắc của Thượng viện yêu cầu các nhà lập pháp tham gia các phiên tòa luận tội tổng thống, nghĩa là họ không thể bỏ qua "con đường mòn" này để đến Iowa, nơi các cử tri sẽ nhóm họp chỉ trong vài tuần.

Có 5 thượng nghị sĩ hiện đang tranh cử ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ. Chiến dịch tranh cử của họ sẽ gặp khó khăn một khi phiên tòa luận tội bắt đầu. Vẫn còn phải xem bao nhiêu thời gian quý giá cho chiến dịch vận động bầu cử sẽ mất trước khi diễn ra các cuộc họp kín vào ngày 3/2 ở Iowa, vì ông McConnell vẫn chưa công bố thời gian diễn ra phiên tòa.

Quyết định của bà Pelosi trì hoãn phiên tòa cho đến sớm nhất là ngày 15/1 sẽ giúp các ứng cử viên đảng Dân chủ trong Thượng viện có được một chút thoải mái, cho phép họ tham gia cuộc tranh luận chính tiếp theo vào tối 14/1.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement