Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trước dịch tả heo Châu Phi bùng phát, có 9 tỉnh tái đàn đạt 100%

Thị trường 24h

29/07/2020 10:13

Theo Cục Chăn nuôi, tính đến hết tháng 6/2020, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tái đàn đạt trên 100% so với trước lúc xảy ra dịch tả heo Châu Phi.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thống kê tình hình tái đàn lheo 6 tháng đầu năm 2020 so với ngày 31/12/2018 cho thấy, nhóm 1 có 9 tỉnh, thành phố tái đàn, tăng đàn heo đạt trên 100%, trung bình là 118,71% so với trước dịch.

Đứng đầu nhóm 1 là tỉnh Bình Phước đạt 150%, tiếp đến là Đắk Nông, Bình Định, Bình Thuận, Đăk Lắk, Hòa Bình, Cà Mau, Yên Bái, Tây Ninh.

Nhóm 2 có tỷ lệ tái đàn heo từ 90 đến dưới 100%, trung bình đạt 96,26% gồm 9 tỉnh là: Ninh Thuận, Bình Dương, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum, Nam Định, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Tuyên Quang.

Nhóm 3 với tỷ lệ tái đàn từ 70 cho tới dưới 90%, trung bình đạt 79,38% có 23 tỉnh, thành, bao gồm; Khánh Hòa, Nghệ An, Sơn La, Phú Yên, Cần Thơ, Điện Biên, Bắc Giang, Hà Giang, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Lào Cai, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Trị, Thứa Thiên Huế, Phú Thọ, Gia Lai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hà Nam.

  9 tỉnh tái đàn heo đạt trên 100% so với trước dịch.

9 tỉnh tái đàn heo đạt trên 100% so với trước dịch.

Nhóm 4 gồm 22 tỉnh, thành với tỷ lệ tái đàn dưới 70%, trung bình chỉ đạt 54,19%, gồm: Bắc Ninh, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Bạc Liêu, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An, An Giang, Hải Dương, Kiên Giang, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lạng Sơn và Đồng Tháp.

Riêng với đàn heo thịt có 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng tính đến hết tháng 6/2020 đạt trên 4,16 triệu con, tăng so với ngày 1/1/2019 trước khi xảy ra dịch tả heo Châu Phi là 66,35%, tăng so với ngày 1/1/2020 là 30,89%, theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Có thể nói, từ khi dịch tả heo châu Phi bùng phát trở lại đã khiến sản lượng nguồn sụt giảm trầm trọng. 

Theo đó, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi phát sinh tại 45 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 34.000 con. Trong đó, có 25 xã có ổ dịch phát sinh mới, 228 xã tái phát dịch và 520 xã có dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020. Hiện nay, cả nước có 238 xã thuộc 60 huyện của 18 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 30 ngày, theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết.

 Từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi phát sinh tại 45 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 34.000 con. 
 Từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi phát sinh tại 45 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 34.000 con. 

Hiện nay, giá heo tăng cao, nhiều hộ đang tái đàn trở lại. Tuy nhiên, vừa qua, Thanh tra TP. Hà Nội thông báo kết quả rà soát toàn bộ quy trình phòng chống dịch tả heo châu Phi khi tái đàn ở các quận, huyện trực thuộc bộc lộ những bất cập, có dấu hiệu thiếu minh bạch.

Ngoài công tác thông tin tuyên truyền chưa thường xuyên, đăng ký kê khai ban đầu của các hộ chăn nuôi, vệ sinh tiêu độc khử trùng chưa đầy đủ, còn những bất cập trong việc tái đàn.

Theo quy định, khi hết dịch, người chăn nuôi khi tái đàn, heo phải có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ các cơ sở an toàn dịch bệnh, hoặc được giám sát bệnh định kỳ. Heo vận chuyển từ các nơi khác đến phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, phải có xét nghiệm âm tính với dịch tả heo châu Phi. Khi nhập heo về người dân phải nhốt riêng đàn để theo dõi và phải báo chính quyền, thú y địa phương để được cho phép.

Tuy nhiên, theo báo cáo cuối tháng 4/2020 của Thanh tra TP. Hà Nội, qua kiểm tra đột xuất tại 20 xã, phường trên địa bàn thành phố, kết quả cho thấy việc tái đàn có những bất thường, biểu hiện gian dối. Để làm việc này, Đoàn Thanh tra đã tiến hành thu thập thông tin xác suất trực tiếp tại 29 hộ chăn nuôi (của 15/20 xã, phường) có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ dịch tả heo châu Phi.

Theo hồ sơ, các hộ này đã bị tiêu hủy hết heo mắc bệnh, nhưng khi kiểm tra hiện trạng thấy trong chuồng nuôi heo của 28 hộ (1 hộ đã bán trước khi đoàn thanh tra đến) vẫn có heo.

Theo báo cáo của UBND các xã và các hộ trình bày, lý do của việc có heo trong chuồng là các hộ tự tái đàn, nhưng không báo cáo chính quyền địa phương và chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn trong giai đoạn có heo bị bệnh.

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement