Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc và Nga cùng tìm cách thoát khỏi đồng USD

Phân tích

25/11/2018 13:58

Trung Quốc và Nga đang tiến tới một hiệp định thúc đẩy việc sử dụng nội tệ trong thương mại song phương và quốc tế, nhằm giảm phụ thuộc vào USD.

Đây là bước phát triển của một hệ thống thanh toán tài chính quốc tế mới, qua đó giải quyết mối quan ngại đang gia tăng của hai quốc gia này về các biện pháp trừng phạt và áp thuế thương mại bổ sung của Mỹ, báo Hồng Kông SCMP cho biết.

Nga và Trung Quốc đang tìm cách thoát khỏi sự thống trị của đồng USD.
Nga Trung Quốc đang tìm cách thoát khỏi sự thống trị của đồng USD.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tháng 11/2018 này, cho biết hai nước đang thảo luận về việc hình thành một hệ thống xuyên biên giới cho phép thanh toán trực tiếp trong giao dịch thương mại bằng đồng nhân dân tệ và đồng rúp. Ông Medvedev cũng cho biết việc cho phép sử dụng thẻ tín dụng UnionPay của Trung Quốc tại Nga và thẻ Mir của Nga tại Trung Quốc đang được thảo luận để nhanh chóng tiến hành.

Động lực để tạo ra một hệ thống tài chính mới là diễn biến ngày càng xấu đi trong quan hệ của cả hai nước này với Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là mối đe dọa từ Washington trong việc sẽ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế hơn.

Trước bối cảnh sức ép từ Mỹ ngày càng tăng, ông Medvedev tuyên bố Trung Quốc và Nga cần phải bảo vệ hệ thống tài chính - thương mại của mỗi quốc gia. "Kiểu hợp tác tài chính trong tình hình hiện nay rất hữu ích, vì không ai có thể ngăn chặn sự phát triển của lưu lượng tài chính", Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói.

Trung Quốc và Nga dự kiến thương mại song phương sẽ đạt 200 tỷ USD vào năm 2020, gấp đôi Mức 100 tỷ USD của năm 2014.

Mỹ, Liên minh châu Âu và nhiều nước phương Tây khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và doanh nhân Nga, sau khi nước này sáp nhập Crimea của Ucraina năm 2014. Nhiều công ty Nga và Trung Quốc cũng bị phạt hoặc đưa vào danh sách đen của chính quyền Mỹ với lý do vi phạm luật trừng phạt của siêu cường quốc số 1 thế giới. 

Chẳng hạn như nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE đã bị phạt 1,4 tỷ USD trong tháng 6, do việc cung cấp hàng hóa cho Iran và Triều Tiên vi phạm các lệnh trừng phạt đó.

Ông Medvedev đã úp mở rằng, sáng kiến ​​thành lập hệ thống thanh toán mới là một nỗ lực thoát khỏi hệ thống tài chính hiện tại bị chi phối bởi đồng USD. "Tôi nghĩ rằng, về khía cạnh tích cực, những biện pháp trừng phạt này (của Mỹ) là hữu ích. Bởi vì họ (Mỹ) buộc chúng tôi phải làm những gì lẽ ra chúng tôi nên làm từ 10 năm trước", ông Medvedev nói.

Thủ tướng Nga nêu vấn đề mà theo ông là nghịch lý là: tại sao Nga không giao dịch dầu mỏ và khí đốt bằng đồng rúp, thay vì đồng USD hoặc đồng euro trong những năm qua. Giao dịch bằng đồng rúp là ưu tiên số 1 của Nga hiện nay. Bằng cách này, cuối cùng sẽ biến đồng rúp thành một loại tiền dự trữ.

Do có khoảng 42% giao dịch trên hệ thống thanh toán quốc tế hiện nay là bằng đồng USD, nên việc loại trừ một quốc gia nào dó ra khỏi hệ thống hiện tại là vũ khí mạnh mẽ mà Washington có thể sử dụng như một đòn trừng phạt.

Sự phát triển của một hệ thống thanh toán xuyên biên giới mới có thể cho phép Trung Quốc và Nga tránh sử dụng hệ thống thanh toán hiện tại cho nhiều giao dịch. Điều này dẫn đến khả năng cho phép hai nước phá vỡ mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Sự gắn kết mạnh mẽ của Trung Quốc vào các chuỗi cung ứng toàn cầu đồng nghĩa với sự hạn chế về sức mạnh trong việc định giá bằng nội tệ.
Sự gắn kết mạnh mẽ của Trung Quốc vào các chuỗi cung ứng toàn cầu đồng nghĩa với sự hạn chế về sức mạnh trong việc định giá bằng nội tệ.

Theo ông Dmitry Dolgin, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng ING, tỷ trọng thương mại quốc tế của Nga từ mức 11% trong năm 2013 đã tăng lên 15% hồi năm ngoái. Mức tăng trưởng này phần lớn phản ánh việc mua dầu và khí đốt của Trung Quốc tăng cao.

Nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc đã thay thế một số hàng nhập khẩu từ EU - vốn đã bị cắt giảm bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây, làm tăng tỷ lệ nhập khẩu của Nga lên 22% từ 17% 5 năm trước.

Tuy nhiên, Dolgin cho biết, một số trở ngại sẽ cần phải được khắc phục trước khi lợi ích đầy đủ của một hệ thống thanh toán mới có thể được triển khai. Theo ông, sự gắn kết mạnh mẽ của Trung Quốc vào các chuỗi cung ứng toàn cầu đồng nghĩa với sự hạn chế về sức mạnh trong việc định giá trong thương mại quốc tế bằng nội tệ. Các khoản thanh toán bằng đồng USD từ lâu đã được các nhà xuất khẩu dầu sử dụng vì sự thuận tiện, cũng như niềm tin của họ đối với USD như một nơi lưu giữ giá trị an toàn.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement