Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc: Nhu cầu thịt heo ảm đạm do tác động của nền kinh tế trì trệ

Giá cả hàng hóa

29/09/2023 07:10

Những dịp lễ mùa thu ở Trung Quốc thường là thời điểm bùng nổ tiêu thụ thịt heo, khi các bữa tiệc và thời tiết mát mẻ hơn đã lôi kéo các hộ gia đình vung tiền mua loại thịt yêu thích của quốc gia này.

Tết Trung thu (năm nay rơi vào ngày 29/9) thường là dịp tụ tập bạn bè và gia đình để thưởng thức các món ăn như thịt ba chỉ om hoặc sườn chua ngọt. Năm nay, sau lễ Trung Thu một thời gian ngắn là kỳ nghỉ Quốc khánh kéo dài một tuần của Trung Quốc.

Các kỳ nghỉ lễ này thường làm tăng nhu cầu về các món ăn đắt tiền và nhiều thịt, vốn được người Trung Quốc yêu thích. 

Tuy nhiên, mức tiêu thụ thịt lợn tại nước này đang giảm dần, giữa bối cảnh nguồn cung dồi dào. Phần lớn nguyên nhân nằm ở nền kinh tế suy yếu và sự bất ổn tài chính ở một mức độ nào đó đã ảnh hưởng đến tất cả các thị trường hàng hóa của Trung Quốc.

Giá heo hơi và thịt, vốn thường tăng do dự đoán người mua sẽ mở hầu bao, đã thực sự giảm. Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với một ngành công nghiệp vẫn chưa phục hồi sau những hạn chế do đại dịch gây ra.

"Hoạt động bán thịt heo đang diễn ra rất ảm đạm. Hãy nhìn vào tình hình kinh tế hiện nay, trì trệ và nhu cầu yếu. Thậm chí làn sóng tích trữ hàng hóa trước mỗi kỳ nghỉ lễ cũng không còn mạnh mẽ", ông Yao Shangli, một nhà bán buôn có trụ sở tại Thượng Hải chuyên cung cấp thịt lợn cho các nhà hàng trong thành phố, cho biết.

Trung Quốc: Nhu cầu thịt heo ảm đạm do tác động của nền kinh tế trì trệ - Ảnh 1.

Nhu cầu thịt heo tăng rất hạn chế do mức tiêu thụ giảm rõ rệt dưới tác động của nền kinh tế trì trệ. Ảnh: Bloomberg

Tiêu thụ thịt heo của Trung Quốc gần gấp 5 lần so với 40 năm trước, phản ánh sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Nhưng ngay cả những hộ gia đình tương đối khá giả cũng đang canh chừng từng xu khi nền kinh tế chậm lại và cuộc khủng hoảng tài sản kéo dài làm suy giảm niềm tin.

Tác động sẽ được cảm nhận xa hơn ở châu Mỹ, nơi nông dân cung cấp phần lớn thức ăn chăn nuôi cho đàn lợn khổng lồ của Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn có tác động trực tiếp đến thị trường tài chính do tỷ trọng đáng kể của thịt lợn trong rổ thực phẩm được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) giám sát. Giá thịt lợn giảm cũng gây thêm áp lực giảm phát trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Citic Futures Co. cho biết, tại các khu chợ ẩm ướt ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, doanh số bán thịt lợn tươi đang chậm lại. Thịt đáng lẽ ra bán hết vào buổi sáng, song vẫn còn tại quầy vào buổi chiều.

Giá heo hơi trên toàn quốc đã giảm hơn 5% trong tháng này và giá thịt heo bán buôn cũng giảm xuống. Tỷ lệ giết mổ tại lò không thay đổi. 

Theo công ty tư vấn hàng hóa Mysteel, doanh số bán thịt đã chậm lại và các lò mổ không nhận được nhiều đơn đặt hàng, viện dẫn tác động của nền kinh tế trì trệ.

"Hoạt động dự trữ hàng cho kỳ nghỉ lễ về cơ bản đã kết thúc và nhu cầu chưa thực sự bắt đầu". Bà Zhu nói thêm: "Nhu cầu về thịt lợn thường tăng vào cuối năm và điều đó có thể thúc đẩy thị trường. Nhưng tôi không chắc nó sẽ tăng như thế nào. Hiện có quá nhiều nguồn cung thịt và chúng tôi khá bi quan về giá cả của mặt hàng này trong quý 4/2023", Zhu Di, nhà phân tích của GF Futures Co, cho biết.

Điều đó đặt nông dân Trung Quốc vào tình thế khó khăn. Khả năng sinh lời đã tụt hậu so với mức trước đại dịch, do sự kết hợp của tình trạng dư cung, nhu cầu yếu, giá thức ăn chăn nuôi cao và chi phí chống chọi với các dịch bệnh như dịch tả lợn châu Phi.

Với hy vọng đã tan vỡ trong khoảng thời gian này, trọng tâm sẽ chuyển sang giai đoạn lễ hội tiếp theo vào dịp Tết Nguyên đán, thời điểm có nhu cầu thịt lợn cao nhất trong lịch Trung Quốc.

(Nguồn: Bloomberg)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement