Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc nhập khẩu thêm mạch tích hợp sau bước nhảy vọt của Huawei

Số hóa

17/09/2023 10:01

Trung Quốc có kế hoạch tăng cường nhập khẩu mạch tích hợp và các thiết bị công nghệ cao khác, bất chấp các biện pháp hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của nước này.

Thâm Quyến, nơi được mệnh danh là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc", đặt mục tiêu nâng giá trị nhập khẩu mạch tích hợp (IC) lên 800 tỷ nhân dân tệ (110 tỷ USD) vào năm 2025. Giá trị nhập khẩu IC của thành phố đã giảm 17,7% so với một năm trước đó, xuống còn 278,5 tỷ nhân dân tệ trong nửa đầu năm nay.

Kế hoạch của chính phủ cho biết sẽ hỗ trợ nhập khẩu các thiết bị quan trọng và linh kiện chính như chất bán dẫn, mạch tích hợp và màn hình độ phân giải cực cao. Các biện pháp được đề cập bao gồm dịch vụ hỗ trợ nộp đơn xin trợ cấp.

Thâm Quyến cũng là quê hương của gã khổng lồ xe điện BYD, gã khổng lồ Internet - Tencent và nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ. Bắc Kinh hy vọng Thâm Quyến sẽ giúp Trung Quốc tự chủ về công nghệ.

Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và một số công ty có trụ sở tại Thâm Quyến, bao gồm nhà sản xuất vi mạch Pengxinwei và nhà cung cấp sản phẩm nhận dạng khuôn mặt Cobber Information Technology, vào danh sách cấm tiếp cận công nghệ, linh kiện, tài trợ và thị trường của Mỹ.

Các nỗ lực ngăn chặn dự kiến sẽ được tăng cường sau khi Huawei thực hiện bước nhảy vọt về công nghệ trong việc phát triển chip tiên tiến với việc phát hành Mate 60 Pro vào đầu tháng này.

Trung Quốc nhập khẩu thêm mạch tích hợp sau bước nhảy vọt của Huawei - Ảnh 1.

Thâm Quyến, quê hương của gã khổng lồ xe điện BYD (ảnh), là một trong những thành phố của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh cấm chip cao cấp của Mỹ. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa Mỹ hiện đang thúc giục chính quyền tổng thống Biden cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ cung cấp với Huawei Technologies và Tập đoàn Sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC). 

Thâm Quyến có kế hoạch đầy tham vọng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, với các ưu đãi về thuế và các khoản trợ cấp khác dành cho các trung tâm nghiên cứu và phát triển địa phương, cũng như hợp tác với Hồng Kông trong thời gian sắp tới.

Mạch tích hợp chiếm một trong bảy danh mục nhập khẩu cùng với các mặt hàng năng lượng số lượng lớn như hàng tiêu dùng trung và cao cấp, vàng và đồ trang sức, dược phẩm, nông sản và phương tiện vận tải, đều được Thâm Quyến khuyến khích trong kế hoạch hành động này. 

Chính quyền thành phố đặt mục tiêu nâng tổng khối lượng thương mại nhập khẩu lên 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2025 từ mức 1,48 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái. 

Giá trị thương mại của Thâm Quyến đạt mức cao kỷ lục 3,67 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái, tăng 3,7% so với năm 2021. Đây là thành phố xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc đại lục trong 30 năm liên tiếp và là nhà nhập khẩu lớn thứ ba.

Thành phố cũng có kế hoạch mua thêm từ các thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thâm Quyến cho biết khoảng 45% hàng nhập khẩu của họ sẽ đến từ khối này vào năm 2025 theo kế hoạch dự kiến. 

Chính phủ Trung Quốc đang chuẩn bị ra mắt Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp, còn gọi là Big Fund. Mục tiêu của quỹ là huy động 300 tỷ nhân dân tệ (41 tỷ USD), quy mô vượt xa các quỹ trước đó được thành lập vào năm 2014 và 2019 với vốn dưới 27 tỷ USD. Đây được xem là câu trả lời cho gói tài trợ trị giá 52 tỷ USD mà Mỹ tung ra tháng 8 năm ngoái.

(Nguồn: SCMP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement