16/09/2023 09:09
Liệu có xảy ra chiến tranh thương mại giữa EU-Trung Quốc?
Hôm 15/9, EU khẳng định rằng nền kinh tế của họ có thể tồn tại trước bất kỳ sự trả đũa nào từ Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh cảnh báo rằng cuộc điều tra của Brussels về trợ cấp ô tô điện của Trung Quốc sẽ gây tổn hại cho quan hệ thương mại.
Châu Âu tự đặt mình vào nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp cao nhất của Liên minh châu Âu hôm 13/9 tuyên bố về việc khởi động cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đánh dấu một bước leo thang khác trong quan hệ EU - Trung Quốc và phản ánh tác động của sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty Trung Quốc đến ngành năng lượng mặt trời châu Âu.
Vào cuối tháng 5, Mỹ và châu Âu đã nhất trí cắt giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thay vì cắt đứt hoàn toàn quan hệ, hai bên đã nhất trí thực hiện động thái "giảm rủi ro" hơn nữa.
Trong bài phát biểu Thông điệp Liên minh hàng năm tại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg vào ngày 13/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã xác nhận cuộc điều tra trên, đồng thời khẳng định: "Châu Âu sẵn sàng cạnh tranh nhưng không phải cho một cuộc chạy đua xuống đáy".
Ủy ban châu Âu cho biết một cuộc điều tra chống trợ cấp phải áp dụng các biện pháp trong vòng 13 tháng kể từ khi bắt đầu. Cơ quan này cũng khẳng định các biện pháp tạm thời phải được áp dụng trong 9 tháng, sau đó là bốn tháng áp dụng các biện pháp dứt khoát nếu được bảo đảm về mặt pháp lý.
"Việc Brussels sẵn sàng điều tra mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc đã cho thấy xu hướng bảo hộ ngày càng tăng ở châu Âu, khi EU tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ trong quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số", các nhà phân tích tại Eurasia Group bình luận.
Cuộc điều tra có thể cho thấy Liên minh châu Âu đang cố gắng bảo vệ các nhà sản xuất ô tô châu Âu bằng cách áp đặt mức thuế trừng phạt đối với ô tô mà họ cho rằng được bán không công bằng với giá thấp hơn.
Một ngày sau thông báo của bà Ursula von der Leyen, Bộ thương mại Trung Quốc đã phản ứng lại "chủ nghĩa bảo hộ trắng trợn" của EU và cho biết các biện pháp này "sẽ có tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc-EU".
Thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 2,5% GDP khu vực đồng euro, nhưng ủy viên kinh tế Paolo Gentiloni dường như không ngạc nhiên trước cảnh báo này khi được hỏi về việc liệu nền kinh tế của khối có thể tồn tại trước bất kỳ mức thuế quan nào hay không.
"Tôi tự tin, nhưng chúng ta phải giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc. Tôi nghĩ không có lý do cụ thể nào để trả đũa nhưng việc trả đũa luôn có thể xảy ra", ông nói trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro tại thành phố Santiago de Compostela của Tây Ban Nha.
Cuộc điều tra diễn ra sau khi Pháp thúc đẩy Brussels thực hiện hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ ngành công nghiệp châu Âu trước các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Mỹ.
Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire đã nhiệt tình bảo vệ sức mạnh của EU khi bác bỏ các cáo buộc về chủ nghĩa bảo hộ.
"Chúng tôi không phải sợ bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi là EU… Chúng tôi là một trong những lục địa kinh tế hùng mạnh nhất", ông nói với Bloomberg TV vào cuối ngày 15/9.
"Chúng tôi không ở đây để gây ra bất kỳ loại chiến tranh thương mại nào", ông nói và nói thêm: "Nó không liên quan gì đến chủ nghĩa bảo hộ".
"Thật là tin tốt khi châu Âu nhận ra sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích kinh tế của mình", Le Maire nói, đồng thời chỉ ra Mỹ và Trung Quốc hành động để bảo vệ nền kinh tế của họ.
Đức, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, tỏ ra kín tiếng hơn vì các thương hiệu lớn, nổi tiếng của nước này tiếp xúc nhiều hơn với thị trường Trung Quốc so với các nhà sản xuất Pháp.
Mặc dù Berlin có những lo ngại trước thông báo này, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner vẫn ủng hộ cuộc điều tra trong các bình luận hôm 15/9.
Ông nói: "Nếu có lo ngại rằng điều đó là không công bằng thì cần phải xem xét lại. Thương mại thế giới dựa trên các quy tắc và tất nhiên chúng cũng áp dụng cho xe điện".
Gentiloni thừa nhận rằng mức độ thương mại với Trung Quốc "có sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên".
Trung Quốc đại diện cho thị trường toàn cầu lớn nhất của các thương hiệu xe hơi lớn của Đức như Volkswagen, Audi, Mercedes và BMW. Đây cũng là điểm đến chính của các hãng xe sang Pháp khổng lồ LVMH, Kering và Hermes.
"Siêu cường thương mại thế giới"
Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha Nadia Calvino khẳng định EU là "siêu cường thương mại thế giới" và nhiệt tình ủng hộ các hành động của ủy ban chống lại Trung Quốc.
Bà nói: "Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Ủy ban Châu Âu sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách thương mại trên cơ sở khuôn khổ thương mại mở dựa trên các quy tắc".
Các chuyên gia tin rằng ô tô Trung Quốc rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh châu Âu khoảng 20% và Brussels tin rằng điều này có thể là do các hành vi bất hợp pháp nhưng Bắc Kinh cho rằng ngành công nghiệp của họ đang thu được lợi ích từ đầu tư.
Trong cuộc đua sản xuất nhiều công nghệ sạch hơn, EU đang tìm cách tránh những sai lầm trong quá khứ.
Khi xung đột Nga-Ukraina vào năm ngoái, khối này đã tranh nhau tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế và đã đổ hàng tỷ euro để đưa hoạt động sản xuất về gần quê nhà hơn.
Năm nay bà Ursula von der Leyen đã dẫn đầu nhiều kế hoạch, bao gồm cả quy định, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô quan trọng của Châu Âu.
EU năm nay cũng đã đồng ý một thỏa thuận tăng cường sản xuất chip ở châu Âu để sản xuất các linh kiện cần thiết cho hàng điện tử.
Nhưng Brussels cũng phải đối mặt với những thách thức từ đồng minh bên kia Đại Tây Dương.
Năm ngoái, Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát, trong đó chỉ đạo trợ cấp khoảng 370 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Mỹ, bao gồm cả việc giảm thuế cho xe điện do Mỹ sản xuất.
(Nguồn: AFP)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp