22/12/2017 10:36
Trung Quốc đổ tiền tái thiết Syria để làm gì?
Trung Quốc tính đầu tư hàng tỷ USD tái thiết Syria, quốc gia vừa bị chiến tranh tàn phá nặng nề, theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 21/12.
Các cường quốc Phương Tây đang “miễn cưỡng” giúp Syria xây dựng lại đất nước sau cuộc nội chiến, Nga và Iran ước tính chi phí tái tiết Syria lên tới khoảng 250 tỷ USD, Trung Quốc lại coi đây là một cơ hội hiếm có để đầu tư.
Phó Giám đốc Hiệp hội Trung Quốc- Ả rập, ông Qin Yong sắp có chuyến thăm thứ 4 tới Syria trong năm nay, nhận thấy mối quan tâm ngày càng tăng của các công ty Trung Quốc.
“Chúng tôi nhận được cuộc gọi hàng ngày từ các công ty Trung Quốc. Họ nhận thấy tiềm năng đầu tư khổng lồ ở đó, bởi toàn bộ đất nước đều cần xây dựng lại”. Ông nói thêm rằng phía Syria cũng đang rất hào hứng. “Họ kiểu như: đừng đến ngày mai, hãy đến luôn vào tối nay đi”, theo ông Qin.
Khác với Iraq, đất nước bơm tới 2 triệu thùng dầu mỗi ngày ngay trong những năm khó khăn nhất sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003, Syria không có khả năng tự tạo tiền mặt để chi trả cho cuộc tái thiết đất nước. |
Sau cuộc nội chiến kéo dài suốt 6 năm rưỡi, cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Syria đã chuyển thành cuộc chiến ngoại giao. Cuộc tái thiết ước tính tiêu tốn tới 250 tỷ USD là một phần của cuộc chiến ngoại giao này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong chiến dịch quân sự kéo dài 2 năm theo yêu cầu của Tổng thống Syria Assad. Trong cuộc họp báo hôm 14/12, ông Putin cho biết Syria, nơi cuộc nội chiến gây nên cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II, sẽ vẫn là nơi sản sinh ra những nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo nếu không cải thiện mức sống nơi đây.
Ông nói: “Tất cả mọi người thiện chí trên khắp thế giới nên hiểu rằng nếu chúng ta không giải quyết vấn đề này với nhau thì đó sẽ là vấn đề của họ”.
Tái thiết Syria gặp nhiều cản trở
Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu và Vùng Vịnh Arab, vốn cáo buộc chống lưng cho phiến quân Syria, cho biết, vấn đề tùy thuộc vào ông Putin và Assad. Họ cũng đã nới lỏng hơn yêu cầu buộc ông Assad ra đi, nhưng họ vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng ông Assad không có khả năng ổn định đất nước và cũng không có tương lai lâu dài. Tiền tái thiết Syria là một trong những quân bài của họ trên bàn đàm phán hòa bình.
Khác với Iraq, đất nước bơm tới 2 triệu thùng dầu mỗi ngày ngay trong những năm khó khăn nhất sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003, Syria không có khả năng tự tạo tiền mặt để chi trả cho cuộc tái thiết đất nước.
Tổng thống Nga Putin từng nhiều lần kêu gọi chính phủ các nước Liên minh châu Âu giúp đỡ góp tiền tái thiết Syria. Cùng lúc đó, Nga cũng bác bỏ những điều kiện buộc ông Assad từ chức.
EU, các quốc gia Ả Rập và Mỹ đã chi 9,7 tỷ USD hồi tháng 4 cho các hoạt động nhân đạo và tái thiết Syria. Tuy nhiên hồi tháng 9, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson cho biết, các liên minh chống ông Assad sẽ không chi tiền tái thiết nếu Syria không chuyển đổi chính trị.
Cuộc tái thiết Syria ước tính tiêu tốn tới 250 tỷ USD. |
Điều đó cũng vô hình chung khiến các công ty ở châu Âu dù muốn cũng không dám đầu tư vào Syria. Ông Philipp Andree, giám đốc phụ trách vấn đề Trung Đông và Bắc Phi thuộc Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Đức cho biết: “Đức có đủ năng lực, sản phẩm và động lực để tái thiết Syria cả về hạ tầng lẫn nền công nghiệp. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể diễn ra nếu không có thỏa ước hòa bình được quốc tế công nhận”. Tập đoàn thép Thyssenkrupp sẽ chỉ gia nhập thị trường một khi Syria ổn định, người phát ngôn của tập đoàn là Tim Proll-Gerwe cho biết.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn đầu tư vào Syria. “Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Saudi sẽ là những nhà xây dựng tái thiết Syria”, ông Abdulrahman Abdullah Al Zamil, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Ả-rập Saudi, cho biết trên tờ Sabah của Thỗ Nhĩ Kỳ vào tháng 2.
Tuy nhiên cả 2 nước đều ủng hộ phe đối lập Syria và ông Assad khẳng định các quốc gia như vậy sẽ không có vai trò trong cuộc tái thiết nước này ngay cả khi họ muốn.
Tái thiết Syria giúp Trung Quốc thực hiện Sáng kiến Vành đai và Con đường
Năm ngoái Nga và Syria đã kí kết thỏa thuận đầu tư trị giá tới 850 triệu euro để xây dựng lại cơ sở hạ tầng. Iran cũng kí hợp đồng trị giá nhiều triệu euro để sửa chữa lưới điện.
Nga cho biết, họ hứa hẹn sẽ tiếp tục có thêm các hợp đồng xây dựng cơ sở năng lượng của Syria. Ông Alexander Lavrentiev, người phát ngôn của ông Putin cho biết: “Có Nga, Iran, Trung Quốc và Ấn Độ và nhiều nước khác”. Tuy nhiên ông thừa nhận rằng nhu cầu tài chính sau chiến tranh của Syria rất “khổng lồ”.
Syria là mắt xích quan trọng trên con đường tơ lụa cổ đại và kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang tên Sáng kiến Vành đai và Con đường. |
Trung Quốc ban đầu chưa thể đáp ứng được tất cả. Hiêp hội của ông Qin ước tính có khoảng 2 tỷ USD đầu tư vào giai đoạn này. Ông Qin cho biết các công ty mà ông đưa đến Damascus, Homs và Tartus bao gồm Công ty Xe tải hạng nặng Quốc gia Trung Quốc. Công ty đang nhắm đến các dự án xây dựng đường xá, cầu, sân bay và bệnh viện, khôi phục điện và thông tin liên lạc.
Đây mới chỉ là khởi đầu vì Syria phù hợp với chiến lược của Trung Quốc. Syria là mắt xích quan trọng trên con đường tơ lụa cổ đại và kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang tên Sáng kiến Vành đai và Con đường. Sáng kiến này dự kiến tiêu tốn hàng hàng tỷ USD nhằm mục đích dệt nên một mạng lưới thương mại và vận tải Trung Quốc trên khắp châu Âu, châu Á và châu Phi.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết trong cuộc gặp với người đồng cấp Walid Muallem của Syria ở New York hồi tháng 9 rằng đây sẽ là “một cơ hội quan trọng trong hợp tác song phương trong tương lai”.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp