Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc đang đạt được vai trò trong mơ ở Bắc Cực khi Nga lùi bước

Kinh tế thế giới

03/10/2023 15:26

Bị cô lập sau cuộc xung đột với Ukraina, Moscow tìm kiếm sự giúp đỡ của Bắc Kinh khi nước này vận chuyển thêm dầu về phía đông qua các tuyến đường vùng cực.
news

Mục tiêu trở thành "nhân vật quan trọng" ở Bắc Cực của Trung Quốc từ lâu đã bị nước láng giềng Nga làm nản lòng, khi quốc gia luôn bảo vệ chặt chẽ vai trò thống trị của mình trong khu vực.

Giờ đây, cùng với lớp băng bao bọc cực bắc trái đất đang dần tan, sức đề kháng của Moscow đang bắt đầu giảm xuống. Nga đang quay sang Trung Quốc để được giúp đỡ phát triển Bắc Cực khi các công ty năng lượng phương Tây đang cố gắng rút khỏi các dự án của Nga. Sự hợp tác mới được thể hiện rõ ràng nhất trong việc tăng cường vận chuyển dầu thô qua Tuyến đường biển phía Bắc, đi qua Bắc Cực từ tây bắc Nga đến eo biển Bering.

Tuy khối lượng vẫn còn nhỏ so với những gì được vận chuyển qua các tuyến phía Nam nhưng Nga khẳng định quyền quản lý quá cảnh trên tuyến đường này. 

Trung Quốc đang đạt được vai trò trong mơ ở Bắc Cực khi Nga lùi bước - Ảnh 1.

Một tàu Trung Quốc đi qua eo biển Bering, một phần của tuyến đường Biển Bắc nơi vận chuyển dầu đang tăng mạnh. Ảnh: WSJ

Nga đã cùng với Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận hải quân và dàn xếp an ninh hàng hải ở vùng cực bắc, đồng thời mong muốn Trung Quốc hỗ trợ về công nghệ như dữ liệu vệ tinh để theo dõi tình trạng băng tan.

Trung Quốc đã tự tuyên bố mình là quốc gia "gần Bắc Cực" vào năm 2018 mặc dù cách Vòng Bắc Cực hơn 900 dặm. Sự chào đón mới của Nga mang đến một cơ hội được khao khát từ lâu. Bắc Kinh muốn mở rộng vai trò của mình ở Bắc Cực để tăng khả năng tiếp cận các tuyến đường vận chuyển, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và các cơ hội nghiên cứu khoa học khác, đồng thời mở rộng ảnh hưởng quân sự và chiến lược.

Trung Quốc đã đề xuất "Con đường tơ lụa địa cực" như một phần trong sáng kiến Vành đai và con đường của Tập Cận Bình, nhằm tận dụng khoảng cách ngắn hơn để vận chuyển hàng hóa qua Bắc Cực, tránh các điểm nghẽn ở kênh đào Suez và eo biển Malacca.

Ngoại trừ Nga, các quốc gia Bắc Cực đều là các nền dân chủ phương Tây ngày càng thận trọng với đầu tư của Trung Quốc. Những lo ngại về an ninh đã khiến Đan Mạch ngăn cản kế hoạch của Trung Quốc xây dựng ba sân bay ở Greenland, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Canada đã chặn một công ty Trung Quốc mua mỏ vàng ở khu vực Bắc Cực vào năm 2020 sau khi các quan chức quân sự nêu lên lo ngại về an ninh.

Trung Quốc đang đạt được vai trò trong mơ ở Bắc Cực khi Nga lùi bước - Ảnh 2.

Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc lắp thiết bị gần tàu phá băng Tuyết Long ở Bắc Băng Dương. Ảnh: SCMP

Nga không phải lúc nào cũng chào đón Trung Quốc đến khu vực. Có thời điểm, họ phản đối việc Trung Quốc nộp đơn xin trở thành quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực, cơ quan của 8 quốc gia Bắc Cực, diễn đàn hàng đầu để giải quyết các vấn đề khu vực, và trước đó đã chặn các tàu Trung Quốc tiến hành nghiên cứu về Bắc Cực.

Vào năm 2020, ngay cả khi mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow đang ở mức nồng ấm nhất trong nhiều thập kỷ, chính quyền Nga đã bắt giữ một chuyên gia về Bắc Cực vì nghi ngờ cung cấp thông tin tình báo cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã buộc Nga phải dựa nhiều hơn vào Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế, hỗ trợ nỗ lực chiến tranh và duy trì mục tiêu lâu dài là phát triển Bắc Cực.

Trung Quốc đang đạt được vai trò trong mơ ở Bắc Cực khi Nga lùi bước - Ảnh 3.

Chú thích ảnh: các điểm màu đỏ là các dự án Trung-Nga hiện có hoặc tiềm năng. Nguồn: WSJ

Keupp thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết Nga chắc chắn có nhân lực và kiến thức khu vực nhưng không còn vốn hay công nghệ nữa. 

"Đó là lợi thế lớn của Trung Quốc vì giờ đây họ thực sự có thể gây ảnh hưởng và gây áp lực kinh tế lên Nga và phát triển tuyến đường này theo nhu cầu của mình", Keupp cho biết. 

Khi các công ty phương Tây đang cố gắng rút khỏi các dự án của họ ở Nga, Moscow đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các công ty Trung Quốc để phát triển cảng, mỏ và cơ sở hạ tầng khác ở Bắc Cực thuộc Nga. Nga đã thay đổi tài liệu chính sách Bắc Cực vào tháng 2. 

Chính sách của Nga trước đây tập trung vào việc "tăng cường quan hệ láng giềng tốt với các quốc gia Bắc Cực", giờ đây nhấn mạnh việc tiếp cận tất cả các quốc gia nước ngoài, một động thái mở rộng hơn nữa cánh cửa cho Trung Quốc.

Total Energies của Pháp năm ngoái cho biết họ đang thu hẹp quy mô hoạt động tại Nga, một phần vì cuộc chiến với Ukraine. BP và Exxon Mobil cũng đã rút khỏi các dự án với Rosneft Oil, tập đoàn năng lượng khổng lồ do nhà nước Nga kiểm soát với các dự án rộng lớn ở Bắc Cực.

Trung Quốc đang đạt được vai trò trong mơ ở Bắc Cực khi Nga lùi bước - Ảnh 4.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3 đã tìm kiếm sự hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để phát triển các tuyến vận tải biển phía Bắc trong cuộc gặp ở Moscow. Ảnh: WSJ

Các nhà phân tích cho biết, các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột Ukraina đã khiến các công ty Trung Quốc thận trọng trong việc mở rộng kinh doanh ở Nga, ngay cả khi thương mại giữa hai nước tăng vọt. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản họ khám phá các mối quan hệ đối tác tiềm năng ở Bắc Cực.

Anatoly Tkachuk, một cựu sĩ quan KGB chuyển sang làm doanh nhân, cho biết hồi tháng 1 ông đã gặp đại diện của hai tập đoàn cơ sở hạ tầng khổng lồ do nhà nước Trung Quốc kiểm soát là China Communications Construction và China Railway Construction để thảo luận về kế hoạch khai thác titan và các nguyên liệu thô khác từ một mỏ lớn ở vùng biển này. 

Cộng hòa Komi gần Vòng Bắc Cực. Dự án sẽ bao gồm một tuyến đường sắt để vận chuyển vật liệu đến bờ biển và một cảng nước sâu để tiếp nhận các tàu vận chuyển dọc theo tuyến đường biển phía Bắc.

Tại khu vực Nenets, chủ yếu nằm phía trên Vòng Bắc Cực dọc theo Biển Barents, chính quyền khu vực cho biết vào tháng 8 rằng China Energy Engineering Corp đã đồng ý mở một chi nhánh trong khu vực khi công ty này thăm dò phát triển các mỏ khí đốt tự nhiên ở đó.

Trung Quốc đang đạt được vai trò trong mơ ở Bắc Cực khi Nga lùi bước - Ảnh 5.

Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin (phải) gặp Putin trong tháng này ở vùng Viễn Đông của Nga, đã kêu gọi các công ty Trung Quốc tham gia vào các dự án ở Bắc Cực. Ảnh: WSJ

Nhiều dự án của Trung Quốc ở Bắc Cực vào thời điểm này vẫn mang tính đầu cơ, đang chứng kiến hoạt động vận chuyển năng lượng gia tăng. 

Ngay trước khi Mỹ và các đồng minh áp đặt mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga vào tháng 12 năm ngoái, Vasily Dinkov - tàu chở dầu dài 843 feet của Nga được chế tạo cách đây 15 năm để vận chuyển dầu thô từ Bắc Cực của Nga đến một điểm trung chuyển gần Murmansk, đi về phía đông tới một cảng dầu của Trung Quốc trên bán đảo Sơn Đông.

Theo công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, trong tháng 8 và tháng 9 này, 10 tàu chở dầu khác đã vận chuyển dầu thô của Nga đến Trung Quốc thông qua tuyến đường biển phía Bắc. 

Số lượng tàu vẫn còn ít so với tuyến đường phía nam qua Suez, đội tàu chở dầu đã được chế tạo với thân tàu được gia cố nặng hơn và các sửa đổi khác nhằm đáp ứng các điều kiện ở Bắc Cực.

Trung Quốc đang đạt được vai trò trong mơ ở Bắc Cực khi Nga lùi bước - Ảnh 6.

Nga và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung, chẳng hạn như cuộc tập trận này ở Biển Nhật Bản vào tháng 7. Ảnh: WSJ

Theo Rosatom, cơ quan Nga điều hành tuyến đường này, không giống như các tàu chở dầu đầu tiên đi tuyến đường này trong năm nay, hai trong số các chuyến hàng sau đó không được phân loại. Rosatom đã cho biết vào đầu năm nay rằng họ sẽ xem xét các tàu không có lớp phá băng để xử lý khối lượng ngày càng tăng.

Amanda Lynch, giáo sư về khoa học trái đất tại Đại học Brown, cho biết: "Họ đang làm mọi thứ có thể để tăng công suất những gì họ có thể vận chuyển đến Trung Quốc".

Mặc dù tuyến đường vùng cực có một số lợi thế về môi trường ở chỗ khoảng cách ngắn hơn đồng nghĩa với việc phát thải ít carbon hơn nhưng nó cũng đi qua các khu vực nhạy cảm, ít nguồn lực để xử lý trong các trường hợp khẩn cấp.

"Hãy nghĩ đến Titanic, băng tan không có nghĩa là không có băng. Với sự thay đổi khí hậu, tìn trạng băng trôi hiện tại thật sự đang rất lộn xộn. Nếu đi không đúng thời điểm trong năm thì vẫn có những cơn bão lớn. Ngoài kia không có cứu hộ khẩn cấp đâu, tất cả đều cách rất xa đất liền", Lynch nói. 

(Nguồn: WSJ)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ