24/09/2018 13:15
Trung Đông và Nga phản pháo tuyên bố của ông Donald Trump về giá dầu
Vào cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi mào một cuộc tấn công bằng một lời chỉ trích nhắm đến OPEC liên quan đến giá dầu thế giới.
Hôm 20/09, tổng thống Trump đã đăng một dòng tweet có nội dung như sau: "Chúng ta đã chiến đấu bảo vệ các nước Trung Đông, họ đã không thể an toàn tới thời điểm bây giờ nếu không có chúng ta, tuy nhiên hiện tại họ vẫn tiếp tục đẩy giá dầu lên quá cao! Chúng ta sẽ nhớ điều đó và OPEC cần phải chấm dứt sự độc quyền này ngay lập tức".
Tuy nhiên, sau những chỉ trích nhắm thẳng vào OPEC, Bộ trưởng dầu mỏ của nước Saudi Arabia, Khalid al-Falih, đã tuyên bố rằng những đòi hỏi của tổng thống Trump về ép buộc OPEC phải tăng sản lượng sẽ chưa được cân nhắc sau khi cuộc họp của Ủy ban giám sát các quốc gia trực thuộc OPEC diễn ra tại Algeria kết thúc.
Cụ thể, thông điệp của al-Falih và OPEC là OPEC sẽ lắng nghe các lời kêu gọi của Tổng thống Trump về việc tăng sản lượng dầu “nếu có nhu cầu thực sự". Nhưng ông al-Falih cho rằng theo nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu, sẽ không thể tăng sản lượng khi không thấy một nhu cầu lớn thật sự nào hiện hữu. Theo như thực tế, Saudi Arabia cho biết họ không nhận được bất cứ báo cáo nào cho thấy các nhà máy lọc dầu đang thiếu dầu vì thế họ sẽ không đẩy mạnh sản xuất.
Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ và OPEC (cùng với các nước không thuộc OPEC như Nga) vẫn đang dè chừng với những tuyên bố trên Twitter cũng như những trừng phạt sắp tới của Mỹ đối với ngành dầu mỏ Iran. Ông al-Falih một mặt bác bỏ tuyên bố của tổng thống Trump rằng OPEC đang giữ giá dầu tăng cao, nhưng đồng thời, ông nói với các phóng viên rằng Saudi Arabia hiện có khả năng tung ra thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày lên thị trường. Ông cũng bổ sung thêm, công ty dầu khí quốc gia Saudi Arabia, Aramco, hiện đang hoàn tất các thủ tục để tiếp cận công suất dự phòng trong 'vài ngày hoặc vài tuần' nếu cần thiết.
Cùng lúc đó, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tuyên bố họ cũng sẵn sàng tăng sản lượng lên 600.000 thùng mỗi ngày và Nga cũng có thể tăng thêm 100.000 thùng mỗi ngày. Kuwait cũng cho hay họ có thể cung cấp thêm 400.000 thùng mỗi ngày vào cuối năm nay. Nhìn chung, ông al-Falih cho rằng OPEC và các quốc gia ngoài OPEC cùng nhau có thể tăng sản lượng lên đến 2 triệu thùng mỗi ngày nếu như nhu cầu của thị trường tăng cao.
Như vậy, những chỉ trích của tổng thống Trump vào OPEC nhằm lí do gì? Lí do không có gì khác ngoài nhắm vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ bởi vì giảm giá dầu đang là một trong những nội dung tranh cử của ông. Về mặt kỹ thuật, tổng thống Trump đã đúng khi OPEC đang thực hiện các động thái chống cạnh tranh bằng cách giữ vững sản lượng nhằm ổn định trạng thái thị trường hiện tại. Tuy nhiên, tổng thống Trump có khả năng sẽ ép buộc OPEC phải tung dầu ra thị trường bởi vì lệnh cấm sắp tới của ông vào Iran sẽ làm thâm hụt 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tổng thống Trump sẽ mong muốn giá dầu giảm càng nhanh càng tốt do kì bầu cử sắp tới gần.
Mặt khác, OPEC và Nga, đang cảm thấy không cần thiết phải đặt áp lực lên cơ sở hạ tầng của họ để sản xuất thêm dầu trong khi nhu cầu thị trường không đủ lớn kèm theo mức dầu đang ở mức trên 80 USD một thùng, được cho là không đáng tin cậy để tung thêm dầu vào thời điểm này.
Vì vậy, khả năng cao thị trường dầu mỏ vẫn sẽ vẫn dễ bị đột biến. Nếu có những sự kiện đột biến như thiên tai, khủng hoảng chính trị, khủng bố hoặc vấn đề cơ sở hạ tầng, sẽ dẫn tới giảm sản lượng nguồn dầu và giá dầu có thể tăng thêm vài USD cho đến khi có một nguồn dầu khác được bơm vào thị trường ví dụ như Saidi Arabia hoặc Nga. Nếu như những tuyên bố của OPEC và Nga về ý định bình ổn thị trường và khả nâng tiếp cận nguồn cung dự trữ của họ là chính xác, thì những lo lắng về giá dầu và xăng tăng cao gần như là không có cơ sở. Tuy nhiên, tổng thống Trump đang rất lo ngại, vì thế phải đặt một dấu hỏi rất lớn trong vấn đề này.
Advertisement
Advertisement