Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trump có thể bị kiện nếu ban bố tình trạng khẩn cấp để xây bức tường biên giới

Phân tích

09/01/2019 13:26

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như chắc chắn sẽ phải đối mặt với một vụ kiện nếu ông thực hiện lời đe dọa của mình để có được ngân sách xây bức tường biên giới Mỹ-Mexico.

Đó là tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cố gắng ngăn cản quyền hạn phê chuẩn ngân sách của Quốc hội, theo Reuters.

Các học giả pháp lý cho biết vẫn chưa rõ một bước đi như vậy sẽ diễn ra như thế nào, nhưng họ đều cho rằng một phiên tòa có thể sẽ tập trung xem xét liệu một trường hợp khẩn cấp có thực sự tồn tại ở biên giới phía Nam và về giới hạn quyền hành của tổng thống đối với tiền của người đóng thuế.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho việc chính phủ đóng cửa một phần kéo dài 18 ngày qua, làm ảnh hưởng đến 800.000 công nhân viên chức liên bang. Nó cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến lâu dài ở tòa án, có thể kéo dài tới chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của Trump và kích động những người chỉ trích vốn cáo buộc ông có xu hướng độc đoán và những động thái chệch hướng không thể đoán trước trong việc hoạch định chính sách.

Trump có thể bị kiện nếu ban bố tình trạng khẩn cấp để xây bức tường biên giới

Trump đã khởi sự việc đóng cửa Chính phủ một phần hồi tháng trước, khi ông tuyên bố rằng việc thông qua khoản ngân sách hơn 5 tỷ USD cho một phần bức tường biên giới là một phần của bất cứ quy trình pháp lý nào để mở lại hoàn toàn các cơ quan chính phủ.

Khi Trump bắt đầu hứa hẹn sẽ xây dựng một bức tường ở biên giới phía Nam, một lời hứa nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của những người ủng hộ ông trong suốt chiến dịch tranh cử, ông đã khẳng định Mexico sẽ trả tiền cho việc này. Tuy nhiên, phía Mexico đã từ chối. Giờ đây, Trump muốn người nộp thuế ở Mỹ trả tiền cho dự án trị giá xấp xỉ 23 tỷ USD này.

Theo Hiến pháp Mỹ, các quyết định về việc sử dụng tiền ngân sách thu của người đóng thuế và soạn thảo chính sách phải do Quốc hội đưa ra. Tuy nhiên, một đạo luật năm 1976 cho phép tổng thống bỏ qua Quốc hội và sử dụng các quỹ này trong trường hợp khẩn cấp quốc gia. Các chuyên gia pháp lý cho biết Đạo luật khẩn cấp quốc gia không định nghĩa từ "khẩn cấp", cho phép tổng thống có toàn quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Luật pháp trao quyền cho Quốc hội phớt lờ một tuyên bố khẩn cấp, nhưng điều đó đòi hỏi hành động của cả 2 viện quốc hội, điều khó có thể đạt được vì Thượng viện hiện nay do đảng Cộng hòa của Trump chiếm đa số, trong khi Hạ viện được điều hành bởi đảng Dân chủ.

Mỹ cho đến nay đã ban bố khoảng 30 lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia, bao gồm những tuyên bố liên quan đến cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 và đại dịch cúm lợn năm 2009. Quốc hội đã trao cho tổng thống một loạt quyền lực đặc biệt có thể sử dụng ngay lập tức để tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Kim Lane Scheppele, Giáo sư về vấn đề quốc tế thuộc Đại học Princeton, nói: "Tôi đoán rằng văn phòng cố vấn pháp lý của Nhà Trắng đang phải làm việc thêm ngoài giờ để xem xét tỉ mỉ từng đạo luật trong số hơn 400 đạo luật này". Một đạo luật cho phép tổng thống sử dụng các quỹ xây dựng của Bộ Quốc phòng Mỹ chưa được phân bổ.

Trump có thể bị kiện nếu ban bố tình trạng khẩn cấp để xây bức tường biên giới

Một đạo luật khác cho phép Quân đội Mỹ tạm dừng các dự án dân sự và thay vào đó áp dụng các quỹ và nhân sự cho các dự án "cần thiết cho quốc phòng". Có rất ít vụ kiện ra tòa liên quan đến thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp của tổng thống và các chuyên gia pháp lý đã bị chia rẽ.

Robert Chesney, Giáo sư luật an ninh quốc gia thuộc trường Đại học Texas, cho biết một sự phản đối pháp lý dựa trên những lý lẽ đó có thể thành công, nhưng ông cũng nói thêm rằng các tòa án thường bảo vệ tổng thống trong các vấn đề an ninh quốc gia.

Elizabeth Goitein, một luật sư của Trung tâm Tư pháp Brennan, cho biết có nhiều lập luận mạnh mẽ rằng việc xây dựng bức tường biên giới là không thể chấp nhận được theo các đạo luật khác nhau về trao quyền ban bố tình trạng khẩn cấp cho tổng thống.

"Có một số lập luận rất hay rằng những đạo luật đó không được áp dụng ở đây", bà Goitein nói. Giáo sư Chesney cho biết các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện đã tuyên bố sẽ chống lại những vụ kiện như vậy, nhưng Tòa án Tối cao Mỹ trong các vụ kiện trước đây đã hạn chế khả năng của các nghị sĩ Quốc hội kiện tổng thống.

Các cá nhân hoặc doanh nghiệp bị hủy hợp đồng do sự chuyển hướng sử dụng các ngân quỹ quân sự có thể kiện tổng thống ra tòa, Giáo sư Chesney nói thêm.

Một vấn đề thực tế đối với Trump, ngay cả khi ông có thể lập luận một cách đáng tin cậy rằng một trường hợp khẩn cấp là có thực, rằng ông sẽ cần có được khoản tiền để xây bức tường Mỹ-Mexico lấy từ bất kể ngân quỹ nào nằm trong quỹ vốn chung cấp cho các dự án xây dựng quốc phòng trị giá khoảng 10,4 tỷ USD trong tài khóa hiện nay, kết thúc vào ngày 30/9 tới.

Quân đội Mỹ không tiết lộ số tiền có thể còn lại trong ngân sách xây dựng quốc phòng. Không rõ liệu có bất kỳ khoản tiền mặt nào đủ để tạo ra bước tiến triển quan trọng trong việc xây dựng bức tường biên giới hay không.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement