Tro phủ khắp các thị trấn ở Philippines sau khi núi lửa phun trào

Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn học Philippines (PHIVOLCS) cho biết, vụ phun trào của núi lửa Bulusan kéo dài khoảng 17 phút, tạo ra cột tro bụi cao ít nhất 1.000m.
Không có thương vong nào được báo cáo, tuy nhiên nhà chức trách đã nâng mức cảnh báo nguy hiểm lên mức 1 trong thang cảnh báo 5 cấp độ do nguy cơ xảy ra các đợt phun trào tiếp theo.
Người đứng đầu viện nghiên cứu Renato Solidum nói với đài phát thanh địa phương DZBB: "Đã có một vụ phun trào phreatic của núi lửa Bulusan, có nghĩa là vụ nổ là do sức nóng dưới miệng núi lửa".

Bức ảnh do Văn phòng Thông tin Công cộng tỉnh Sorsogon chụp và phát hành vào ngày 5/6/2022 cho thấy những chiếc xe chạy qua những ngôi nhà và thảm thực vật phủ đầy tro bụi ở thị trấn Juban, tỉnh Sorsogon, sau khi núi lửa Bulusan phun trào, mang theo một đống tro bụi bao phủ khu vực. Ảnh: Văn phòng Thông tin Công cộng tỉnh Sorsogon / AFP
Chính quyền địa phương Sorsogon, cách thủ đô Manila khoảng 500 km về phía nam, cho biết 10 ngôi làng ở hai thị trấn đã bị ảnh hưởng bởi trận tro bụi.
Hình ảnh hậu quả cho thấy những ngôi nhà, con đường và cây cối ở thị trấn Juban bị bao phủ bởi tro bụi, với các phương tiện đang chật vật di chuyển trên đường do tầm nhìn kém.
Các nhà chức trách đã triển khai một xe cứu hỏa để giải tỏa khu vực và người dân giúp quét tro bụi trên các con đường.

Ảnh: Văn phòng Thông tin Công cộng tỉnh Sorsogon / AFP
"Việc sơ tán đang diễn ra ở đó, nhưng ưu tiên của chúng tôi là những người cao tuổi và những người mắc bệnh hen suyễn", theo AFP.
Cơ quan quản lý sân bay Manila cho biết cho đến nay không có chuyến bay nào bị ảnh hưởng bởi vụ núi lửa phun trào, nhưng các phi công được khuyến cáo thận trọng khi bay gần khu vực núi lửa.
Giới chức khuyến cáo cư dân không đến khu vực trong vòng bán kính 4km xung quanh núi lửa, đồng thời cảnh báo nguy cơ núi lửa bất ngờ phun trào trong thời gian tới.

Chính quyền tỉnh Sorsogon, cách thủ đô Manila 500 km về phía nam, cho biết 10 ngôi làng ở hai thị trấn đã bị tro bụi núi lửa ảnh hưởng. Hình ảnh sau vụ phun trào cho thấy nhà cửa, đường sá và cây cối ở thị trấn Juban bị tro bụi bao trùm, trong khi phương tiện gặp khó khăn trên đường vì tầm nhìn kém. Ảnh: Văn phòng Thông tin Công cộng tỉnh Sorsogon / AFP
Cư dân gần các thung lũng và sông cũng được lệnh cảnh giác với bùn và dòng chảy trong trường hợp xuất hiện mưa lớn.
Núi lửa Bulusan đã hoạt động trong những năm gần đây, với hàng chục vụ phun trào tương tự được ghi nhận vào năm 2016 và 2017.
Philippines nằm trong "Vành đai lửa" Thái Bình Dương có nhiều địa chấn và có hơn 20 núi lửa đang hoạt động.

Nhà chức trách cũng nhắc nhở người dân cấm tiến vào khu vực bán kính 4 km quanh núi lửa, đồng thời khuyến nghị người sống bên cạnh phải cẩn thận “vì khả năng ngọn núi tiếp tục phun trào bất chợt và nguy hiểm”. Ảnh: Văn phòng Thông tin Công cộng tỉnh Sorsogon / AFP

Trước khi núi lửa Bulusan phun trào tro bụi, PHIVOLCS ghi nhận 77 hoạt động địa chấn của núi lửa trong 24 giờ qua. Ảnh: Văn phòng Thông tin Công cộng tỉnh Sorsogon / AFP

Những ngôi nhà và cây cối phủ đầy tro bụi ở thị trấn Juban, tỉnh Sorsogon sau khi núi lửa Bulusan phun trào, mang theo tro bụi bao phủ khắp khu vực. Ảnh: Văn phòng Thông tin Công cộng tỉnh Sorsogon / AFP
(Nguồn: AFP)
Tin liên quan
Nổi bật
Đọc thêm

Hình ảnh con ruồi bị nhiễm nấm 'thây ma' giành chiến thắng trong cuộc thi ảnh sinh thái
Thằn lằn thở bằng bong bóng, voi tìm nơi trú ẩn và một con dơi hung hãn chỉ là một vài hình ảnh trong cuộc trưng bày ngoạn mục về những sinh vật kỳ lạ và tuyệt vời của tự nhiên được công bố trong Cuộc thi ảnh Tiến hóa và Sinh thái BMC năm nay.
Ảnh19/08/2022

Ngắm siêu trăng cuối cùng của năm 2022 từ khắp nơi trên thế giới
Siêu trăng cuối cùng trong năm, còn được gọi là Mặt trăng cá tầm, xảy ra vào đêm thứ Năm và trùng với cực điểm của trận mưa sao băng Perseid.
Ảnh14/08/2022

Hạn hán vét sạch sông suối, đốt khô mùa màng ở châu Âu
Cá chết do sông ngòi trơ đáy ở Pháp, các hồ chứa khô nẻ ở Tây Ban Nha, mùa trồng cấy bị ảnh hưởng nặng.
Ảnh13/08/2022

Người dân Afghanishtan đang sống như thế nào sau một năm Taliban trở lại nắm quyền?
Một năm sau khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền, hàng triệu người dân Afghanishtan vẫn phải sống trong nghèo đói do các lệnh cấm vận quốc tế, luật Hồi giáo hà khắc và những bất ổn chính trị.
Ảnh12/08/2022

Chiến tranh và biến đổi khí hậu đã làm cho loại mật ong 'tốt nhất thế giới' của Yemen dần biến mất
Kể từ 2014, chiến tranh nổ ra, cộng với việc biến đổi khí hậu đã đẩy nghề nuôi và bán mật ong - từng là một ngành kinh doanh béo bở của Yemen - dần biến mất khỏi thị trường thế giới.
Ảnh01/08/2022

Cháy rừng kinh hoàng do nắng nóng ở châu Âu
Trong một tuần nắng nóng kỷ lục ở châu Âu, các khu vực ở vành đai phía Nam ấm hơn và khô hơn của lục địa này, đã phải vật lộn để kiềm chế một loạt các đám cháy kéo dài với bầu trời đen kịt.
Ảnh22/07/2022

Nắng nóng khiến nhiều nơi ở châu Âu chìm trong biển lửa
Nhiệt độ tăng cáo khiến nhiều quốc gia ở khu tự Tây Nam châu Âu chìm trong biển lửa do cháy rừng và đã có hàng trăm người thiệt mạng.
Ảnh18/07/2022

Chiêm ngưỡng siêu trăng sáng nhất trong năm trên bầu trời thế giới
Đêm 13/7, Mặt Trăng nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất trong cả hành trình quay quanh Trái Đất trong năm 2022. Cùng ngắm siêu trăng sáng nhất trong năm 2022 trên bầu trời thế giới.
Ảnh14/07/2022

Lũ lụt tiếp tục hoành hành các tỉnh miền Nam Trung Quốc
Lũ lụt diễn ra ở các khu vực phía Nam Trung Quốc khi mưa lớn đẩy mực nước sông Châu Giang lên mức cao nhất trong gần một thế kỷ qua.
Ảnh23/06/2022