Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Top 5 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới

Du lịch & Ẩm thực

20/05/2021 18:06

Những ngọn núi lửa dù vẫn hoạt động hay đang ngủ yên thì chúng vẫn nổi tiếng bởi vẻ đẹp đầy thu hút.

1. Mauna Loa, Mỹ

Ngọn núi lửa Mauna Loa nằm ở tiểu bang Hawaii của Mỹ. Ngọn núi lửa này phun trào 33 lần tính từ năm 1843 và phun trào lần cuối vào phun trào lần cuối cùng vào năm 1984. Nham thạch và khói bụi của ngọn núi lửa này đã bao phủ một phần lớn dân cư.

Là ngọn núi lửa hình thành tại đảo Hawaii, Mauna Loa được xếp hạng là ngọn núi lớn nhất thế giới tính theo diện tích và số lần phun trào. 

Núi lửa Mauna Loa có dạng hình khiên với chiều cao 4.169 m so với mực nước biển và thể tích xấp xỉ 75.000 km3. Phần chìm dưới biển của ngọn núi trải dài khoảng 5 km. 

vne-loa-9410-1515395476.jpg

2. Vesuvius, Ý

Núi Vesuvius là một núi lửa tầng nằm ở vịnh Naples, Ý, cách Naples 9 km về phía đông và gần bờ biển. Nó là núi lửa duy nhất ở châu Âu nằm trên đất liền đã từng phun trong vòng hàng trăm năm qua. Mặc dù hiện tại nó không còn phun trào. Hai núi lửa lớn khác ở Ý là núi Etna và Stromboli, nằm trên đảo. Lần phun trào cuối cùng là vào năm 1944.

Vesuvius được xem là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vì vẫn có khoảng 3.000.000 người sống gần đó và nó luôn có xu hướng phun nổ (Plinia). Đó cũng là khu vực núi lửa có đông dân sinh sống nhất trên thế giới.

vesuvius_1.jpg

3. ST. Helen, Mỹ

Núi lửa St. Helen cao 2.250 mét, nằm trong "vòng cung lửa" bao quanh Thái Bình dương, cách Portland (thành phố của Mỹ) 88 km về phía Đông Bắc. Núi lửa này thuộc dãy núi Cascade và là một phần của cung núi lửa Cascade thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, vành đai này bao gồm hơn 160 núi lửa đang hoạt động.

Vụ phun trào nổi tiếng diễn ra vào ngày 18/5/1980, là vụ phun trào núi lửa gây thiệt hại nặng nề trong lịch sử Hoa Kỳ. Vụ phun trào tạo ra các dòng lũ đá, san bằng các khu rừng phía bắc của ngọn núi với diện tích gần 600 km². Núi lửa St. Helen đã tái hoạt động vào năm 2004 và thải ra hơn 100 triệu m3 dung nham cùng hàng tấn đá và tro bụi.

mount-st-helens-eruption-1536312145978760507261.jpg

4. Krakatoa, Indonesia

Núi lửa Krakatoa là một đảo núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương. Nó đã hình thành nên một hệ thống quần đảo gồm bốn đảo chính trong eo biển Sunda của Indonesia, giữa đảo Sumatra và đảo Java.

Krakatoa được biết đến với đợt phun trào nổi tiếng vào ngày 27/8/1883 là vụ phun trào lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ 20. Dư chấn sau vụ phun trào là trận sóng thần cao hơn 30 mét. Sau đợt phun trào đảo krakatoa cũng đã bị vùi sâu dưới đáy biển. Vụ phun trào này cũng đã làm hình thành nên một hòn đảo mới có bán kính gần 2km vuông và cao 200m so với mực nước biển.

anak-krakatau-volcano-eru-001.jpg

5. Pinatubo, Philippines

Núi lửa Pinatubo nằm trên đảo Luzon của Philippines cách thủ đô Manila 100km và nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Vụ phun trào lớn nhất gần đây là vào ngày 12/6/1991 đây cũng là vụ phun trào núi lửa lớn thứ 2 trong thế kỉ thứ 20. 

Hiện nay núi lửa Pinatubo đã trở nên hiền hòa và thành nơi tham quan thu hút nhiều du khách. 

nui_lua_mayon.jpg
Mộc Miên (T/H)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement