Hình ảnh núi lửa phun trào chôn vùi làng mạc, làm hơn 10 người thiệt mạng ở Indonesia
Núi Semeru nằm ở huyện Lumajang (tỉnh Đông Java) đã bất ngờ phun trào vào ngày 4/12 sau các cơn mưa lớn. Các đợt phun trào đã tạo ra cột tro bụi dày hơn 12.000 mét, khí nóng và dung nham bao phủ một số ngôi làng quanh chân núi.

Eko Budi Lelono, người đứng đầu trung tâm khảo sát địa chất ở tỉnh Đông Java cho biết, mưa trong nhiều ngày đã làm xói mòn và cuối cùng là làm sập mái vòm dung nham trên đỉnh Semeru cao 3.676 mét đã kích hoạt vụ phun trào.
Ông cho biết dòng chảy của khí nóng và dung nham đã đi tới 800 mét đến một con sông gần đó ít nhất hai lần vào hôm thứ Bảy.
“Những cột tro bụi dày đặc đã khiến một số ngôi làng chìm trong bóng tối”, người đứng đầu huyện Lumajang, Thoriqul Haq, cho biết. Đồng thời ông nói thêm rằng, hàng trăm người đã được chuyển đến các nơi trú ẩn tạm thời, việc mất điện đã cản trở việc sơ tán.

Người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Abdul Muhari cho biết, ngoài 13 được xác định đã chết ra còn có 7 người mất tích, 57 người phải nhập viện, trong đó có 16 người trong tình trạng nguy kịch do bỏng, hơn 900 người phải di chuyển đến nơi an toàn.

Indonesia, một quần đảo với hơn 270 triệu dân, rất dễ xảy ra động đất và hoạt động núi lửa vì nó nằm dọc theo "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, một chuỗi các đường đứt gãy hình móng ngựa.







Nổi bật
Xuất hiện tin đồn Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ Australia, New Zealand
Kinh tế thế giới16/08/2022
Lạm phát đã khiến nền kinh tế toàn cầu thu hẹp lần đầu tiên kể từ khi đại dịch
Kinh tế thế giới16/08/2022
Đọc thêm

Siêu trăng cuối cùng trong năm, còn được gọi là Mặt trăng cá tầm, xảy ra vào đêm thứ Năm và trùng với cực điểm của trận mưa sao băng Perseid.
Ảnh14/08/2022

Cá chết do sông ngòi trơ đáy ở Pháp, các hồ chứa khô nẻ ở Tây Ban Nha, mùa trồng cấy bị ảnh hưởng nặng.
Ảnh13/08/2022

Một năm sau khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền, hàng triệu người dân Afghanishtan vẫn phải sống trong nghèo đói do các lệnh cấm vận quốc tế, luật Hồi giáo hà khắc và những bất ổn chính trị.
Ảnh12/08/2022

Kể từ 2014, chiến tranh nổ ra, cộng với việc biến đổi khí hậu đã đẩy nghề nuôi và bán mật ong - từng là một ngành kinh doanh béo bở của Yemen - dần biến mất khỏi thị trường thế giới.
Ảnh01/08/2022

Trong một tuần nắng nóng kỷ lục ở châu Âu, các khu vực ở vành đai phía Nam ấm hơn và khô hơn của lục địa này, đã phải vật lộn để kiềm chế một loạt các đám cháy kéo dài với bầu trời đen kịt.
Ảnh22/07/2022

Nhiệt độ tăng cáo khiến nhiều quốc gia ở khu tự Tây Nam châu Âu chìm trong biển lửa do cháy rừng và đã có hàng trăm người thiệt mạng.
Ảnh18/07/2022

Đêm 13/7, Mặt Trăng nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất trong cả hành trình quay quanh Trái Đất trong năm 2022. Cùng ngắm siêu trăng sáng nhất trong năm 2022 trên bầu trời thế giới.
Ảnh14/07/2022

Lũ lụt diễn ra ở các khu vực phía Nam Trung Quốc khi mưa lớn đẩy mực nước sông Châu Giang lên mức cao nhất trong gần một thế kỷ qua.
Ảnh23/06/2022

Từ Frankfurt, New York đến Istanbul, Bắc Kinh, những người yêu thích thiên văn học có thể chiêm ngưỡng siêu trăng - một khung cảnh ấn tượng - trên đường chân trời.
Ảnh16/06/2022