27/02/2019 12:46
Triều Tiên vẫn đang theo dõi sự phát triển thần kỳ của kinh tế Việt Nam
Việt Nam từng là quốc gia bị cô lập, và xếp vào những nước nghèo nhất thế giới, nhưng sau những cải cách đổi mới, đã trở thành trung tâm sản xuất.
Từng bị cô lập và nằm trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam trong 3 thập kỷ qua đã nổi lên như một trung tâm sản xuất, nơi các công ty đa quốc gia lớn như Intel, Samsung, Adidas và Nike đặt chân đến xây dựng các nhà máy sản xuất, theo CNBC.
Trong một báo cáo gần đây của Australia bank (ANZ), Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu hàng dệt may, hàng điện tử và giày dép lớn, với 1/10 số điện thoại thông minh thế giới được sản xuất tại Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã tăng từ 2,8% vào năm 1986, khi các cải cách đổi mới được đưa ra, lên mức 7,1% vào năm ngoái. Quốc gia Đông Nam Á đã ghi nhận sự vươn tầm mạnh mẽ nhất trong hơn một thập kỷ vào năm 2018 và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm đó.
Khả năng Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh vào thời điểm tăng trưởng toàn cầu đang bị đình trệ không nhận được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khả năng duy trì ổn định chính trị của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế được coi là hình mẫu để Triều Tiên noi theo.
Triều Tiên và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng về chính trị như: Việt Nam được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ khi dành độc lập năm 1945. Việt Nam cũng từng bị cô lập giống như Triều Tiên bây giờ vì đã bị thế giới hiểu lầm khi hỗ trợ Campuchia giải phóng khỏi chế độ Pol Pot vào năm 1978.
"Việt Nam là hình mẫu cho Triều Tiên về con đường thực tế nhất cho sự chuyển đổi lớn và thành công của một quốc gia XHCN có quan hệ thù địch với Mỹ thành một nền kinh tế ổn định, phát triển nhanh chóng và quan hệ tốt với hầu hết các nước láng giềng", Fitch Solutions viết trong một bản báo cáo.
Việt Nam mở cửa tự do thương mại
Hiện nay, Việt Nam vẫn bị coi là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn mức Ngân hàng Thế giới đưa ra và có biên giới với nhiều thị trường lớn, điều đó có nghĩa nơi này được cho là ít rủi ro nhưng cũng không mang lại nhiều đột phá lợi ích kinh tế. Nhưng đó vẫn là một chặng đường dài, vì Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, các nhà kinh tế lưu ý thêm.
Nhiều chuyên gia cũng đánh giá cao khi một loạt chính sách được gọi là "đổi mới" được công bố vào năm 1986 đã giúp Việt Nam phát triển khu vực tư nhân và mở cửa đất nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Những nước Việt Nam tự do thương mại.Nguồn: Ngân hàng ANZ. |
Trong một báo cáo gần đây, những chính sách này đã làm thay đổi mạnh mẽ đất nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng. Phần chính của cải cách này là giải phóng đầu tư và thương mại mang tính chất nhà nước.
Nhiều nhà máy muốn đa dạng hoá cơ sở sản xuất của mình bằng cách chuyển một số hoạt động ra khỏi Trung Quốc, và gia tăng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các địa điểm rẻ hơn như Việt Nam.
Trong một báo cáo vào năm ngoái, các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam đã thu hút hơn 10.000 công ty nước ngoài, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu và lao động.
Việt Nam hiện nằm trong một hiệp định thương mại tự do lớn nhất khu vực châu Á.
Điều đó dẫn đến một sự cải thiện trong kinh tế Việt Nam (số liệu của Ngân hàng Thế giới):Tổng sản phẩm trong nước tăng 26,337 tỷ USD năm 1986 lên 223,78 tỷ USD năm 2017.GDP bình quân đầu người đã tăng từ 422 USD năm 1986 lên hơn 2.342 USD trong năm 2017
Các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết, các cải cách của chính phủ đã tận dụng các nền tảng của Việt Nam, bao gồm lực lượng lao động trẻ, môi trường chính trị ổn định và gần với chuỗi cung ứng toàn cầu lớn.
Các nhà kinh tế của Việt Nam đã cố gắng tận dụng những nền tảng vững chắc của mình thông qua các chính sách tốt.
Trước tiên, Việt Nam đã chấp nhận tự do hóa thương mại với sự thân thiện. Thứ hai, Việt Nam đã bổ sung cho tự do hóa của doanh nghiệp nước ngoài với các cải cách thông qua việc bãi bỏ một số quy định và giảm chi phí kinh doanh. Cuối cùng, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào nhân lực và vật chất, chủ yếu thông qua các khoản đầu tư công.
Nắm bắt chính trị và lợi ích kinh tế
"Bình Nhưỡng trong nhiều năm đã nghiên cứu cải cách thị trường ở Việt Nam và tác động của chúng đối với sự ổn định chính trị", chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cho phép sản xuất tư nhân theo thị trường ở đất nước của ông, giới thiệu thêm các Đặc khu kinh tế và kêu gọi các nhà máy mở rộng phạm vi sản phẩm của họ để phục vụ thị hiếu tiêu dùng đa dạng.
Nhưng một số chuyên gia đặt câu hỏi về khả năng Triều Tiên theo bước chân của Việt Nam, đặc biệt là khi phần lớn thành công kinh tế của quốc gia Đông Nam Á là kết quả của việc mở cửa tự do thương mại. Cũng có những nghi ngờ về việc Kim Jong-un sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân của đất nước mình, điều cần thiết để các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ nhưng có thể đe dọa đến quyền cai trị của nhà lãnh đạo.
Trong khi tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và chi phí lao động thấp của Triều Tiên khiến cho nền kinh tế của nước này có rất nhiều tiềm năng, thì khả năng Triều Tiên theo đuổi hình mẫu thành tựu kinh tế của Việt Nam là rất có thể sẽ thành công.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement