Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trẻ sớm bị cao huyết áp vì thiếu loại vitamin này

Sức khỏe

25/11/2023 10:17

Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy huyết áp tâm thu có thể cao hơn đến 60% ngay từ tuổi ấu thơ nếu một người được sinh ra trong tình trạng thiếu 'vitamin mặt trời'.

'Vitamin mặt trời'

Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins (Maryland), Mỹ dựa trên dữ liệu chi tiết của 775 trẻ em cho thấy đứa trẻ được sinh ra với lượng vitamin D thấp có nguy cơ cao đối diện với chứng cao huyết áp từ khi 6-18 tuổi.

Cao huyết áp ở trẻ em là một vấn đề y tế đáng ngại trong thời gian gần đây, có xu hướng gia tăng, được cho là do chế độ ăn uống – vận động hiện đại. Cao huyết áp từ tuổi ấu thơ đến vị thành niên có thể dẫn đến khi trưởng thành bị bệnh cao huyết áp nặng, phụ thuộc nhiều vào thuốc, khó kiểm soát và diễn tiến xấu hơn nhiều so với người mắc từ độ tuổi trung niên.

Các nhà nghiên cứu đã đo đạc nồng độ vitamin D trong máu cuống rốn khi sinh của các cháu bé và trong máu của các em bé trong tuổi ấu thơ. Các trẻ này được theo dõi sức khỏe nhiều năm về sau.

Trẻ sớm bị cao huyết áp vì thiếu loại vitamin này- Ảnh 1.

Vitamin D dồi dào trong ánh nắng, cá dầu, trứng, sữa... rất nên được bổ sung trong thai kỳ.

Kết quả là những đứa bé sinh ra thiếu vitamin D có nguy cơ sở hữu huyết áp tâm thu cao hơn khoảng 60% trong độ tuổi 6-18 so với những đứa bé nhận được đầy đủ vitamin D.

Cách để một em bé được sinh ra với nồng độ vitamin D đầy đủ là người mẹ phải bổ sung loại vitamin này trong thai kỳ.

Được mệnh danh là "vitamin mặt trời", vitamin D được tổng hợp khi chúng ta tiếp xúc da trần với ánh sáng mặt trời một thời lượng vừa đủ trong ngày. 

Nó cũng hiện diện khá nhiều trong các loại cá dầu (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá kiếm…), trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra còn một lựa chọn nữa là bổ sung vitamin D bằng viên uống, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê liều lượng hợp lý nếu bạn chọn phương án này.

Điều trị tăng huyết áp ở trẻ em

Xây dựng lối sống lành mạnh

Nên khuyến khích trẻ tham gia vui chơi, khuyến khích trẻ năng động và yêu thích hoạt động ngoài trời, tập thể dục, luyện tập môn thể thao nào đó. Ngoài ra, cần hạn chế để trẻ ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, xem tivi, chơi game.

Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, tính toán lượng dinh dưỡng và các loại dinh dưỡng phù hợp trong khẩu phần ăn của trẻ.

Trẻ sớm bị cao huyết áp vì thiếu loại vitamin này- Ảnh 2.

Tăng cường hoạt động thể dục thể thao cho con trẻ để ngừa bệnh tăng huyết áp

Điều trị bằng thuốc

Nếu tình trạng tăng huyết áp ở trẻ em nặng hoặc không đáp ứng với thay đổi lối sống, bác sĩ chuyên khoa có thể kê toa thuốc. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được cho phép sử dụng bao gồm: UCMC, UCTT, Chẹn Beta giao cảm, CCB, và thuốc lợi tiểu.

Trong điều trị cần theo dõi sát chỉ số huyết áp cũng như biến chứng cơ quan đích, tác dụng phụ của thuốc, điện giải đồ ở trẻ dùng UCMC hoặc lợi tiểu và những yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học

Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em cần được tính toán lượng dinh dưỡng và các loại dinh dưỡng phù hợp để ngừa bệnh tăng huyết áp ở trẻ em. Nên hạn cho trẻ chế ăn thực phẩm có nhiều đường, dầu mỡ, mặn, những thức ăn nhanh, đồ uống có đường, tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh.

Tăng cường hoạt động thể chất

Nên khuyến khích trẻ em tham gia vui chơi, hoạt động ngoài trời, tập thể dục, luyện tập môn thể thao để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở trẻ em.

Đối phó với căng thẳng

Trẻ cũng có thể bị áp lực khi phải đạt mục tiêu học tập hay bị tâm lý căng thẳng mệt mỏi từ ba mẹ, bạn bè, gia đình. Vì vậy, các phụ huynh có thể cùng trẻ em trao đổi và tìm hướng giải quyết để giảm áp lực cho trẻ để ngừa bệnh tăng huyết áp ở trẻ em.

(Tổng hợp)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement