Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đi bơi, trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không?

Sức khỏe

06/06/2023 16:41

Thông tin ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh tay chân miệng và đã có gần 9000 ca mắc khiến nhiều gia đình có con nhỏ rất lo lắng. Trong mùa hè nóng bức, điều khiến các bậc cha mẹ băn khoăn là trẻ đi bơi liệu có thể bị lây bệnh không?

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não , viêm cơ tim, phù phổi cấp... dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc nhận biết sớm trẻ mắc bệnh tay chân miệng là vô cùng quan trọng.

Con đường lây truyền của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là do virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Enterovirus (EV) gồm nhóm: Poliovirus, Coxsackie và Echovirus. Do có nhiều nhóm virus nên mỗi lần nhiễm bệnh cơ thể người chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Điều đó có nghĩa trẻ em có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần, nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Bệnh do virus nên rất dễ lây lan bởi virus trong dịch tiết từ cơ thể trẻ nhiễm bệnh, thông qua tiếp xúc hoặc qua môi trường xâm nhập vào cơ thể các trẻ khỏe mạnh.

Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người, thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

Người mắc bệnh có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên, thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần, vì virus vẫn còn tồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân.

Đi bơi trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không? - Ảnh 2.

Bệnh tay chân miệng là do virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên.

Bệnh thường lây truyền khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh như:Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Trẻ hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho , hắt hơi, nói chuyện.

Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước , bọng nước, phân của người bệnh.

Trẻ cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Trẻ có thể lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ

Như vậy, trên thực tế trẻ em bơi ở bể công cộng vẫn có khả năng lây bệnh tay chân miệng nếu có nguồn lây. Hồ bơi là nơi các trẻ tập trung mật độ cao, vì thế nguy cơ lây nhiễm cao, virus gây bệnh tay chân miệng có thể nhiễm vào nước rồi đi vào miệng mũi trẻ lành và gây bệnh. 

Ở bể bơi môi trường nước thường đã được pha dung dịch khử trùng, tuy nhiên vẫn khó đảm bảo có thể diệt hết được các vi khuẩn gây hại.

Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong quá trình vận động, bơi lội có thể khiến các vết phồng trên da bị vỡ, bong tróc và phát tán mầm bệnh vào nước bể bơi hay trên các cầu trượt, tay vịn, ghế ngồi, tay nắm cửa phòng thay đồ… 

Ngoài ra, còn có nguồn lây của người chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng nếu tiếp xúc gần, bắt tay… Bởi vậy, việc lây nhiễm tay chân miệng có thể xảy ra. 

Cho trẻ đi bơi thế nào cho an toàn phòng bệnh? 

Cách tốt nhất để phòng chống tay chân miệng và các loại bệnh truyền nhiễm khác trong mùa dịch, là:

- Phụ huynh nên hạn chế đưa trẻ đến nơi quá đông người, có nguy cơ mắc bệnh cao. Cần thận trọng khi cho trẻ tham gia các hoạt động đông người như hồ bơi, sân chơi công cộng...

- Không nên cho trẻ đi bơi khi trẻ không khỏe, mới khỏi bệnh.

- Không dùng đồ vật chung như áo phao , áo bơi, bàn ghế, nhà vệ sinh... vì có thể làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh.

- Đối với trường hợp trẻ khỏe mạnh đi bơi, cần nhắc trẻ đeo kính, mũ, quần áo bơi và không tháo kính dưới bể nhiều lần để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mắt. Trong khi bơi cần tránh sặc nước, hạn chế nước vào tai và mũi, họng.

Đi bơi, trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không? - Ảnh 2.

Trẻ nhỏ đi bơi có nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng trong mùa dịch.

- Sau khi bơi, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý và rửa mắt, nhỏ tai bằng các dung dịch sát trùng thích hợp để phòng các loại bệnh truyền nhiễm.

- Ngoài ra, cha mẹ cần chọn lựa hồ bơi an toàn về chất lượng nước. Không bơi ở nơi có quá đông người, hoặc bơi nơi có nước lâu ngày không thay hay khử trùng thường xuyên.

- Tuyệt đối không cho trẻ đi bơi khi đang bệnh ngoài da hoặc khi thể trạng đang yếu. Trước khi bơi không ăn quá no và nên uống đủ nước.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement