18/11/2017 08:22
TPP không có Mỹ, Việt Nam vẫn tham gia vì có nhiều lợi ích
Mỹ là nền kinh tế lớn, nhưng Australia, Nhật, Mehico... cũng là nền kinh tế không nhỏ mà Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác, trao đổi đầu tư, thương mại", Thủ tướng nói.
Giải đáp vấn đề đại biểu quan tâm về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),Thủ tướng cho hay thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Việt Nam đã tham gia TPP 12 bao gồm Mỹ. Khi Mỹrút khỏi TPP,Bộ chính trị đã xem xét kiến nghị của Chính phủ và đồng ý để đoàn đàm phán thảo luận với các nước TPP-11.
"Mỹ là nền kinh tế lớn, nhưng Australia, Nhật, Mehico... cũng là nền kinh tế không nhỏ mà Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác, trao đổi đầu tư, thương mại", ông nói.
Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh xu thế tự do thương mại, hội nhập kinh tế là không thể đảo ngược. TPP không có Mỹ, Việt Nam vẫn có lợi nên tiếp tục tham gia để giải quyết việc làm, xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, giữa Việt Nam và Mỹ đã có hiệp định thương mại song phương, đến nay vẫn tiếp tục thực hiện trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Làm rõ khái niệm Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng cho biết trước hết là chủ động thiết kế chính sách và pháp luật để đất nước phát triển, không để bị động. Đồng thời, nhà nước không làm thay thị trường, người dân nhưng lĩnh vực mà xã hội đảm nhận tốt hơn.
Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; phục vụ người dân tốt nhất với tinh thần hành động, nói đi đôi với làm, thay ngay những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu.
Nền kinh tế độc lập không phải là tự sản xuất mọi thứ
Đó là câu trả lời mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành cho Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương - Phó chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại, về vấn đề độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét đây là câu hỏi hay, cần thiết. Dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "không có gì quý hơn độc lập, tự do", Thủ tướng cho hay trong thời kỳ hội nhập thì độc lập, tự chủ kinh tế là rất cần thiết để không phụ thuộc vào quốc gia khác.
Theo lãnh đạo Chính phủ, một nền kinh tế độc lập tự chủ phải có năng lực cạnh tranh cao; công nghệ không quá lạc hậu; giải quyết được các cân đối lớn về thanh toán quốc tế, thu chi ngân sách; xuất nhập khẩu.
"Nền kinh tế độc lập, tự chủ sẽ ít tổn thương trong hội nhập, thích ứng nhanh trước các biến động quốc tế.Vì thế, Việt Nam chủ trương và triển khaiđa dạng hoá mặt hàng, thị trường;không quá phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác, một mặt hàng để dễ bị tấn công", Thủ tướng nói.
Hiện Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 230 quốc gia, vùng lãnh thổ, có 25 mặt hàng xuất khẩu hơn một tỷ USD mỗi năm; thu hút 40.000 dự án FDI với 230 tỷ USD đăng ký đầu tư...
"Độc lập, tự chủ không phải là tự sản xuất mọi thứ, cái chính là đi vào thế mạnh để phát huy hiệu quả", Thủ tướng nhấn mạnh.
Advertisement
Advertisement