Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Toyota, tâm điểm của cuộc tranh cãi 'túi khi khi nào mới bung?'

Thủ thuật

27/05/2017 09:06

Cho dù có thị trường ô tô vẫn còn rất nhỏ so với thế giới, nhưng những tranh cãi về việc tai nạn như thế nào thì túi khí bung vẫn luôn diễn ra từ năm này qua năm khác tại Việt Nam, với tâm điểm là Toyota.

Việt Nam, người ta đã quen với việc xe máy phải là Honda còn ô tô phải là Toyota. Cho dù tới nay thời thế đã dần thay đổi, Toyota cũng đang giảm thị phần trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ khác như Trường Hải, Hyundai, Ford..., thì trong tiềm thức nhiều người, Toyota vẫn là “người anh cả” trong làng ô tô Việt.

Có lẽ cũng vì lẽ đó, mà Toyota bị “soi” nhiều nhất, đặc biệt trong vài năm gần đây là việc túi khí không bung khi xảy ra những vụ tai nạn mà theo người dùng, túi khí phải bung. Câu chuyện này có lẽ sẽ còn tiếp diễn “dài dài”, khi Toyota trên thị trường vẫn là mẫu xe phổ biến, đồng thời vẫn in vào tâm trí khách hàng là những mẫu xe không có gì để hỏng, và giữ giá, chứ không phải là công nghệ và an toàn.

Gần đây nhất, ngày 25/5 vừa qua, trên mạng xã hội lại rộ lên 2 vụ việc xe Toyota đâm và không bung túi khí. Một vụ là chiếc Camry 2.5Q đâm thẳng vào đuôi xe tải, một vụ khác là xe Fortuner đâm vào cột điện ven đường. Toyota Việt Nam tất nhiên nhận đủ gạch đá từ phía mạng xã hội, cho dù trong cả 2 vụ việc đều không có thương vong về người.

Toyota Fortuner trong vụ đâm cột điện.

Thực ra túi khí là một thứ đơn giản nhưng cũng rất phức tạp, và việc túi khí bung hay không phụ thuộc vào mỗi dòng xe, mỗi hãng xe, chứ không phải đơn giản cứ đâm là bung. Nhiệm vụ của túi khí là bảo vệ người lái trong những tình huống tai nạn có thể dẫn tới tử vong.

Cùng với việc thắt đủ dây an toàn, trong các tình huống va chạm mà đầu xe không đủ để hấp thụ lực, túi khí sẽ nổ để hấp thụ phần lực còn lại, giúp người trong xe không tử vong. Nói không tử vong bởi túi khí cũng có lực nổ rất mạnh và có thể gây chấn thương cho người trong xe, từ tổn thương phần mềm tới gẫy xương, trong các vụ tai nạn nghiêm trọng.

Túi khi luôn đi kèm với dây an toàn, bởi nếu không thắt dây, lực va chạm sẽ khiến người trong xe lao về phía trước theo quán tính, có thể văng ra khỏi xe. Đồng thời, nếu không cài dây, túi khí có thể nổ và gây tử vong khi xảy ra tai nạn do lực va chạm với người và túi khí.

Việc túi khí nổ có liên quan tới việc cài dây hay không, cũng là thứ tạo nên tranh cãi trên mạng xã hội. Sự tranh cãi này xuất phát từ nhu cầu “lười” cài dây an toàn của người Việt.

Theo thống kê của Tập đoàn Toyota Nhật Bản, toàn khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ cài dây an toàn chỉ 25%, quá thấp so với con số trên 90% tại Nhật Bản. Trong đó, cao nhất khu vực là Thái Lan và Indonesia với tỉ lệ cài dây an toàn là 30%, còn Việt Nam nằm trong số những nước ít cài dây nhất với tỉ lệ chỉ 20%.

Sự thật là, tùy vào mỗi dòng xe, mỗi hãng xe, việc nổ túi khí sẽ khác nhau. Ví dụ như tại Toyota, lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn cho biết, túi khí nổ không liên quan gì tới việc cài dây an toàn, trên các dòng xe thông dụng của hãng. Trong khi đó, với Mercedes-Benz, việc nổ túi khí được thu thập thông tin từ rất nhiều cảm biến trong xe, trong đó có cảm biến đặt ở các vị trí cài dây an toàn. Nếu không cài dây, túi khí sẽ mặc định không nổ khi xảy ra tai nạn, nhằm tránh sát thương cho người trong xe vì túi khí nổ.

Thử nghiệm va chạm tại Tập đoàn Toyota Nhật Bản

Độ nhạy của túi khí cũng rất khác nhau tùy vào mỗi dòng xe và hãng. Có hãng xe điều chỉnh cảm biến rất nhạy, đặt ở nhiều vị trí, để khi xảy ra tai nạn, túi khí dễ dàng nổ, tạo cảm giác an tâm cho người trong xe, cho dù nó không hề có tác dụng cứu sống người trên xe như mục đích của nó.

Trong khi đó, nhiều mẫu xe, trong đó có cả Toyota, điều chỉnh độ nhạy của túi khí ở mức thấp, tức là trong các tình huống va chạm đủ mạnh để làm biến dạng phần khung gầm chiếc xe và có thể gây tử vong cho người trong xe, túi khí mới nổ. Chính điều này khiến Toyota tại Việt Nam ăn đủ gạch đá, sau nhiều vụ túi khí không nổ sau va chạm, cho dù hầu hết không có thương vong về người. Triết lý tiết kiệm chi phí sử dụng của người Nhật có lẽ đã không hiệu quả, ít nhất là trong trường hợp này.

Thiết nghĩ, Toyota Việt Nam cũng cần xem xét tăng độ nhạy của túi khí, để nó có thể dễ dàng bung hơn khi va chạm, khiến khách hàng yên tâm hơn, dù có nhiều trường hợp sẽ là không cần thiết.

TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement