Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng thống Donald Trump: Tất cả các lệnh trừng phạt với Triều Tiên vẫn giữ nguyên

Phân tích

28/02/2019 14:43

Chiều nay vào lúc 14h00, Tổng thống Mỹ Donald Trump có buổi họp báo để trả lời các câu hỏi xung quanh hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Tổng thống Donald Trump bắt đầu cuộc họp báo bằng việc cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã giúp Mỹ tổ chức cuộc Hội nghị thượng đỉnh. Ông ca ngợi sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sau đó ông chuyển sang nói về căng thẳng quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan.

Dù hai nước không đạt được thỏa thuận, ông Trump cho biết đã có một ngày làm việc "hiệu quả" với ông Kim Jong Un.

"Chúng tôi đã yêu cầu ông Kim Jong Un làm nhiều hơn nữa nhưng ông ấy dường như không sẵn sàng để làm điều đó", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiết lộ trong cuộc họp báo.

"Đôi khi bạn phải bước đi, và đây chỉ là một trong số những lần đó", ông Trump nói và chuyển micro cho Ngoại trưởng Mike Pompeo tiếp tục nói rõ hơn ý ông.

Tổng thống Donald Trump tại buổi họp báo. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Donald Trump tại buổi họp báo. Ảnh: Reuters.

Ông Trump nói Triều Tiên muốn phía Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt, nhưng ông chưa chuẩn bị cho điều đó.

"Tất cả các lệnh trừng phạt vẫn giữ nguyên", ông Trump nói.

Ông Trump nói ông Kim có tầm nhìn trong việc giải trừ hạt nhân nhưng nó không đồng nhất với Mỹ. Nhưng hai bên đã "gần nhau" hơn xưa.

"Chúng tôi vẫn chưa bỏ bất cứ điều gì. Chúng tôi chưa sẵn sàng để dỡ bỏ biện pháp trừng phạt để đổi lấy phi hạt nhân hóa Triều Tiên", ông Trump khẳng định.

"Tôi nhắc lại lần nữa tôi và ông Kim có mối quan hệ rất tốt và Triều Tiên có triển vọng phát triển kinh tế như tôi đã nói nhiều lần trước đây", ông Trump nói.

"Chúng tôi cần phải làm việc nhiều hơn nữa để đạt được vấn đề phi hạt nhân hóa. Giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn còn khoảng cách nên chúng tôi phải làm việc nhiều hơn nữa để đưa 2 bên đến gần nhau hơn", ông thêm.

Khi phóng viên hỏi thông điệp của ông muốn gửi cho ông Kim là gì nếu ông Kim có mặt ở đây?

Tổng thống Mỹ đáp: "Tôi không muốn Triều Tiên thử tên lửa nữa. Đây là điều tôi đã nói với ông Kim vào tối qua".

"Tôi cho rằng hiện nay chưa phải làm thời điểm thích hợp để ra tuyên bố chung", ông nói.

Theo dự kiến, sau buổi họp báo Tổng thống Donald Trump sẽ lập tức ra sân bay về nước. Dù hội nghị thưởng đỉnh lần này không có thoả thuận, nhưng nó là bước ngoặt để có thêm một hội nghị thượng đỉnh nữa.

Trước đó, theo giới phân tích quốc tế, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tổ chức tại Việt Nam lần này mang đậm ý nghĩa tượng trưng. Tờ Đông phương nhật báo, có quan điểm trung lập của Hong Kong, cho biết Triều Tiên và Việt Nam đều từng trải qua chiến tranh chống Mỹ. Việt Nam sau đó đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và có một nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Mỹ có ý lôi kéo Triều Tiên đi theo con đường đổi mới, mở cửa của Việt Nam. Tuy nhiên, trong việc lựa chọn giữa sở hữu vũ khí hạt nhân và kinh tế thị trường, ý định của Triều Tiên vẫn còn là ẩn số.

Trước khi có các cuộc gặp với Kim Jong Un, thông qua tài khoản trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump đã bày tỏ nếu như Triều Tiên từ bỏ hạt nhân, nước này sẽ rất nhanh có được tiềm lực và cơ hội phát triển lớn giống như Việt Nam. 

Theo giới phân tích quốc tế, Triều Tiên dường như không có ý định đi theo con đường của Việt Nam, đó là thúc đẩy cải cách mở cửa theo hướng kinh tế thị trường. Chính quyền của Kim Jong Un hiện nay được hình dung là “cay nghiệt mà hiện thực và cực đoan lý tính” khi cho rằng vũ khí hạt nhân là mấu chốt của an ninh quốc gia, cũng là “quân bài” có sức mạnh trên bàn đàm phán quốc tế của Triều Tiên. Do vậy, nước này cho rằng không thể vì kinh tế mà vứt bỏ hạt nhân hoàn toàn.

Điều thú vị là vào ngày 27/2 – ngày đầu tiên diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Việt Nam - truyền thông chính thống của Triều Tiên, tờ Rodong Sinmun đăng bài viết với nhan đề “Việt Nam đang thúc đẩy phát triển kinh tế”, trong đó nêu rõ Việt Nam ngoài việc củng cố chính quyền xã hội chủ nghĩa còn thúc đẩy cải cách kinh tế và có tiềm lực phát triển khổng lồ.

Theo giới phân tích quốc tế, bài viết này cho thấy Triều Tiên hứng thú với cải cách kinh tế. Chuyến công du tới Việt Nam lần này của Kim Jong Un có thể sẽ học hỏi mô hình phát triển của Việt Nam.

Trên thực tế, từ sau khi thực hiện cải cách kinh tế, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Hiện nay, nhiều nhãn hàng quốc tế như Intel, Samsung, Nike… đều đã đặt nhà xưởng tại Việt Nam, khiến Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu mặt hàng dệt may và điện thoại thông minh lớn.

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng mạnh, đạt 45 tỷ USD. Bàn về một thỏa thuận tại Hà Nội, giới phân tích quốc tế phần đông cho rằng Triều Tiên sẽ không vứt bỏ hoàn toàn hạt nhân và phía Mỹ cũng sẽ không gỡ bỏ toàn diện lệnh cấm vận đối với Triều Tiên hoặc tuyên bố kết thúc chiến tranh.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement