Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng thống Biden gửi lời chào đầy ẩn ý đến Triều Tiên.

Kinh tế thế giới

22/05/2022 16:38

Ngày 22/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rời Hàn Quốc để đến Nhật Bản trong khuôn khổ chuyến công du châu Á đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống, đã có một thông điệp đơn giản nhưng đầy ẩn ý dành cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, đó là "Xin chào ...!"

Câu trả lời dí dỏm của ông Biden, theo các chuyên gia, cho thấy cách tiếp cận một cách hạn chế của chính quyền ông đối với những căng thẳng chưa được giải quyết với Triều Tiên. Nó hoàn toàn trái ngược với những lời đe dọa, các cuộc gặp thượng đỉnh và "thư tay" của cựu Tổng thống Donald Trump với ông Kim Jong Un.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của tất cả các Tổng thống Mỹ đều không dẫn đến đột phá lớn và Triều Tiên vẫn tiếp tục thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất của mình và chưa dừng lại ở đó, các báo cáo tình báo cho thấy nước này đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân mới.

Tổng thống Biden gửi lời chào đầy ẩn ý đến Triều Tiên. - Ảnh 1.

Tổng thống Biden và tân Tổng thống Hàn Quốc tại Seoul.

"Chúng tôi đã chuẩn bị cho bất cứ điều gì Triều Tiên làm", TT Biden nói.

Trước đó một ngày, TT Biden và người đồng cấp mới của Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk-yeol, đã đồng ý xem xét các cuộc tập trận quân sự lớn hơn và có khả năng triển khai nhiều vũ khí hạt nhân hơn của Mỹ tới khu vực để đáp trả các vụ thử vũ khí của Triều Tiên.

Hôm thứ Bảy, ông Biden cho biết Triều Tiên đã không phản ứng với các đề nghị của Mỹ, bao gồm cả đề nghị cung cấp vắc xin Covid-19 và đồng thời lưu ý rằng, ông sẵn sàng ngồi lại với ông Kim nếu ông nghĩ rằng nó sẽ dẫn đến một bước đột phá trong mối quan hệ đang căng thẳng.

Các hạn chế của Covid-19 có thể đóng một vai trò nào đó trong việc Triều Tiên thiếu phản ứng trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Hàn Quốc, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết.

Triều Tiên cho rằng, các tuyên bố của Mỹ là thiếu chân thành vì Washington vẫn duy trì "các chính sách thù địch" bằng các cuộc tập trận và trừng phạt quân sự.

Khi được hỏi liệu ông Biden có sẵn sàng thực hiện các bước cụ thể để phá vỡ thế bế tắc hay không, quan chức này nói rằng chính quyền đang tìm kiếm sự tham gia nghiêm túc chứ không phải những cử chỉ khoa trương.

Tổng thống Biden gửi lời chào đầy ẩn ý đến Triều Tiên. - Ảnh 2.

Dịch Covid được cho là nguyên nhân Triều Tiên không phóng tên lửa trong chuyến thăm của TT Biden đến Hàn Quốc.

"Đây là quyết định mà chỉ CHDCND Triều Tiên mới có thể đưa ra", quan chức này nói.

Trọng tâm của TT Biden trong chuyến đi theo các chuyên gia là tập hợp các nền dân chủ "cùng chí hướng" để hợp tác nhiều hơn và đây là một phần trong các nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và gây áp lực lên Nga trong cuộc chiến ở Ukraina.

Ở chặng thứ hai của chuyến đi, TT Biden sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia – những quốc gia nằm trong nhóm được gọi là Quad (hay còn gọi là Bộ tứ), một nền tảng khác trong chiến lược của ông nhằm đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc.

TT Yoon đã thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác chặt chẽ hơn với Quad, nhưng quan chức Mỹ cho biết không có cân nhắc về việc bổ sung Seoul vào nhóm.

"Đó là điều tự nhiên ... để suy nghĩ về những cách mà bạn có thể làm việc với các nền dân chủ cùng chí hướng khác, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là phải nhận ra rằng mục tiêu ngay bây giờ là phát triển và xây dựng những gì đã được đặt ra", quan chức này cho biết thêm.

Tại Tokyo, TT Biden cũng sẽ chứng kiến sự ra mắt của hiệp định "Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương cho Thịnh vượng (IPEF)", một hiệp ước được ông Biden mong đợi từ lâu.

Trọng tâm của hiệp định này là nhằm kết nối các quốc gia trong khu vực chặt chẽ hơn thông qua các tiêu chuẩn chung trong các lĩnh vực bao gồm khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số.

Quan chức Mỹ này từ chối xác định những quốc gia nào có thể tham gia IPEF, nhưng cho biết họ hài lòng với "sự quan tâm rất lớn" trong toàn khu vực khi tham gia.

Trước khi khởi hành đến Nhật Bản, TT Biden đã gặp chủ tịch của Tập đoàn ô tô Hyundai, công ty tuyên bố sẽ đầu tư 5 tỷ USD vào Hoa Kỳ từ nay cho đến năm 2025 nhằm tăng cường hợp tác với các công ty Hoa Kỳ trong các lĩnh vực như robot, di chuyển hàng không đô thị, xe tự hành và trí tuệ nhân tạo.

THÁI BÌNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement