Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng giám đốc WHO: Đại dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Sức khỏe

13/07/2022 09:37

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, sau hơn 2 năm kể từ khi ban bố.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt, đồng thời bày tỏ lo ngại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang tự do lưu hành trên thế giới.

Ông Ghebreyesus cũng bày tỏ lo ngại về số ca mắc COVID-19 ngày một gia tăng, gây áp lực hơn nữa lên hệ thống và nhân viên y tế vốn đã bị kéo căng. Theo người đứng đầu WHO, trong bối cảnh số ca mắc và nhập viện gia tăng, chính phủ các nước cũng phải triển khai các biện pháp đã được áp dụng như đeo khẩu trang, cải tạo hệ thống thông gió, tăng cường xét nghiệm và đề ra phương pháp điều trị.

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu - Ảnh 1.

Trong khi đó, Ủy ban tình trạng khẩn cấp thuộc WHO trong cuộc họp trực tuyến ngày 8/7 đã xác định bệnh COVID-19 vẫn là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC), mức báo động cao nhất của WHO. Ủy ban trên bao gồm các chuyên gia độc lập, cho biết số ca mắc đang gia tăng, virus vẫn đang phát triển và gây áp lực lên hệ thống y tế ở một số nước, đồng nghĩa là tình hình dịch bệnh vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp.

Theo Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, số ca mắc COVID-19 thông báo lên WHO đã tăng 30% trong hai tuần qua chủ yếu do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra, cũng như việc các nước dỡ bỏ các biện pháp phòng chống.

Ông Ryan cho biết những thay đổi mới đây trong chính sách xét nghiệm đang cản trở việc phát hiện các ca bệnh và giám sát sự phát triển của virus gây bệnh.

Theo WHO, trong bối cảnh số ca mắc và nhập viện gia tăng, chính phủ các nước cũng phải triển khai các biện pháp đã được áp dụng, như đeo khẩu trang, cải tạo hệ thống thông gió, tăng cường xét nghiệm và đề ra phương pháp điều trị.

Ủy ban tình trạng khẩn cấp cũng bày tỏ lo ngại về việc giảm mạnh hoạt động xét nghiệm dẫn tới giảm hoạt động giám sát và giải trình tự bộ gene virus SARS-CoV-2, theo TTXVN. 

WHO lần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp đối với COVID-19 vào ngày 30/1/2020. Quyết định này giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, gây quỹ và các biện pháp y tế công cộng quốc tế nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Theo giới chức y tế Mỹ, biến thể phụ Omicron BA.5 có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch tốt hơn, đã chiếm khoảng 65% số ca mắc mới tại nước này trong tuần qua.

Số ca nhập viện hàng ngày trung bình trong 7 ngày tại Mỹ đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 5 đến nay. Hiện Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo các nhà sản xuất vaccine cần thay đổi các mũi tăng cường từ mùa Thu tới để ứng phó tốt hơn các biến thể phụ BA.4 và BA.5.

Chính quyền Mỹ, khẳng định người dân nước này sẽ được đảm bảo tiếp tục tiếp cận dễ dàng với vaccine ngừa COVID-19 cũng như các liệu pháp điều trị và xét nghiệm để kiểm soát đợt bùng phát do biến thể phụ Omicron BA.5 gây ra.


HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement