Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thượng đỉnh Nga - Triều: Cuộc hội đàm ở Nga có ý nghĩa gì đối với Mỹ sau sự thất bại ở Hà Nội

Phân tích

25/04/2019 12:43

Cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện vẫn còn nhiều điều bí ẩn, ý nghĩa thực sự phía sau là gì?.

Cuộc gặp của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Nga Vladimir Putin bị che giấu trong bức màn bất ổn chính trị, nhưng các nhà phân tích tin rằng đây có thể là một cách để khởi động lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ.

Cuộc gặp đang diễn ra tại Vladivostok, cách biên giới Nga với Triều Tiên 129 km. Đây là biên giới quốc tế ngắn nhất của Nga, chỉ 17km dọc theo sông Tyumen. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên không đóng vai trò lớn trong những đường hướng chính trị của Moscow do Nga đứng về phía phương Tây và ủng hộ các hình thức cấm vận đối với Triều Tiên.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: RT.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: RT.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội hồi tháng 2 trở lại đây dường như đã đẩy Bình Nhưỡng và Moscow xích lại gần nhau hơn. Điều đó có nghĩa gì với Washington?

Theo nhà báo Mary Dejevsky của RT, là hàng xóm của Triều Tiên, Nga có mong muốn nước này được ổn định. Bà nói thêm, hội nghị thượng đỉnh Nga – Triều lần này sẽ là tín hiệu tới ông Trump rằng Bình Nhưỡng vẫn có thể nương tựa vào những nước khác, song đây không phải là điều mà ông Trump nên coi là một sự xúc phạm.

“Có thể ông ta sẽ phản ứng rất mạnh mẽ trên Twitter, nhưng tôi tin rằng ông ta hiểu rõ vì sao hội nghị thượng đỉnh Nga – Triều đang diễn ra”, bà Dejevsky nói.

Nhân vật chính là Mỹ

Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ làm lu mờ tất cả các khía cạnh khác của ngoại giao Triều Tiên, và hội nghị thượng đỉnh Vladivostok cũng không ngoại lệ, Fyodor Lukyanov, tổng biên tập tạp chí Nga về vấn đề toàn cầu.

"Những gì Kim đang tìm kiếm bây giờ là xây dựng áp lực chính trị và tâm lý chống lại Mỹ, để cho thấy ông ta có những người bạn đáng tin cậy và mạnh mẽ. Nhưng đây là tất cả về mối quan hệ với Mỹ", ông Lukyanov nói với RT.

Cái bắt tay lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo Nga-Triều Tiên. Ảnh: RT.
Cái bắt tay lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo Nga-Triều Tiên. Ảnh: RT.

Cuộc gặp với Putin diễn ra chưa đầy hai tháng sau thất bại của hội nghị thượng đỉnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên với Trump tại Hà Nội, Việt Nam. Các cuộc đàm phán Hà Nội đã chững lại sau khi Washington từ chối yêu cầu của Bình Nhưỡng về giảm nhẹ trừng phạt một phần để đổi lấy các nhượng bộ hạt nhân và tên lửa.  Ông Kim đã chỉ trích Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vì thất bại này.

Mặc dù Bình Nhưỡng đã yêu cầu ông Bolton và ông Pompeo không được tham gia đàm phán phi hạt nhân hóa, một số nguồn tin cho biết ông Kim cũng đã gạt một quan chức thân cận với mình sang một bên, đó là ông Kim Yong-chol, người hiện không có mặt trong đoàn các quan chức tháp tùng Chủ tịch Triều Tiên tới Nga lần này.

Ông Kim Yong-chol đã ở bên cạnh ông Kim trong hai cuộc hội nghị với ông Trump cũng như hai chuyến thăm tới Trung Quốc của Chủ tịch Triều Tiên, đồng thời đã từng đích thân sang Mỹ vào tháng 5/2018 để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim đầu tiên ở Singapore.

Vẫn còn sự thiện chí

Nga ngày nay không có ảnh hưởng chính trị đối với bán đảo Triều Tiên như Trung Quốc hay Mỹ. Tuy nhiên theo ông Evgeny Kim, một nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Nga, điều này cũng mang lại cho Moscow một số lợi thế nhất định đối với Bình Nhưỡng.

“Nếu anh đến thăm Triều Tiên và leo lên một chiếc taxi tại đây, những bài hát mà anh được nghe là bài của Triều Tiên và Nga. Hai nước trong quá khứ là những đồng minh thân cận và thành ý giữa họ vẫn còn cho đến ngày nay”, ông nói.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: RT.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: RT.

Nhà phân tích này cho rằng, Washington sẽ không coi hội nghị thượng đỉnh Nga – Triều lần này là “hành động chống Trump”, mà ngược lại “chính Mỹ sẽ phải tham khảo ý kiến của Nga về việc đàm phán với Triều Tiên và xác định những tuyên bố nào sẽ được họ lắng nghe”.

Ông Kim nói vào tuần trước, Cố vấn Tổng thống Mỹ về vấn đề Nga Fiona Hill đã đến thăm Moscow, và tại đây bà đã gặp gỡ một nhóm những học giả người Nga chuyên về vấn đề Triều Tiên để có thêm thông tin.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement