Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ván bài của Donald Trump

Phân tích

19/02/2019 10:37

Sau thất bại thảm hại trước phe Dân chủ ở trong nước, Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng rằng kỹ năng đàm phán của ông có thể giúp gặt hái thành công vang dội trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2.

Tại cuộc gặp lần này (dự kiến diễn ra ngày 27-28/2 tới), Trump sẽ thảo luận với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc cộng đồng quốc tế gỡ bỏ thế bao vây cấm vận kinh tế nhằm vào Bình Nhưỡng.Những người theo chủ nghĩa hoài nghi coi đây là một "hành động ngu ngốc".

Tuy nhiên, những người vốn chỉ trích mạnh mẽ chính sách đối ngoại của chính quyền Trump lại đề cập đến một khả năng, đó là Trump có thể dễ dàng đạt được một thỏa thuận với nhà lãnh đạo của Triều Tiên hơn là với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Chí ít thì cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội cũng mang lại cơ hội để thay đổi vị thế chính trị của Trump sau thất bại của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11/2018.

Trump đã nhấn mạnh rằng "mọi việc đang tiến triển rất tốt. Chúng tôi đang tập trung cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai". Và ông cũng dự đoán rằng đó sẽ là "một cuộc gặp rất thành công".

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ván bài của Donald Trump

Nếu kịch bản đó xảy ra, cuộc gặp thượng đỉnh lần này cũng là một bước tiến hướng tới những thành quả đối ngoại lịch sử và sẽ trở thành yếu tố then chốt quyết định chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Tuy nhiên, nếu cuộc gặp thất bại, nó sẽ đẩy Trump vào tình cảnh nguy hiểm.

Theo Eric Edelman, cựu quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời chính quyền George W. Bush, "nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này không mang lại kết quả tốt như chúng ta mong đợi, cùng với thất bại trong các cuộc đàm phán với Hạ viện, phe Dân chủ sẽ nói rằng ông ấy làm tổn hại đồng minh, bao bọc kẻ thù và chẳng còn gì để thương lượng". Tuy nhiên, nếu Trump có được những nhượng bộ thực sự từ Kim Jong-un, ông sẽ có cơ sở để nói rằng mặc dù các biện pháp của ông ấy "không chính thống" nhưng đã "phát huy tác dụng".

Trong khi các đồng minh của Trump cho rằng việc đóng cửa một phần chính phủ Mỹ là một thất bại của chính quyền, nhưng họ lại bỏ qua những nỗi buồn trong mùa Đông vừa qua khi lưu ý rằng tỷ lệ ủng hộ của cử tri đã tăng từ 37% lên 44% trong tuần này, chỉ thấp hơn 2 điểm so với tỷ lệ ủng hộ Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2016.

Nhấn mạnh đến việc không có "thiệt hại nghiêm trọng" cần khắc phục, họ đang xem xét cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội với những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, giống như một phép thử xem liệu Triều Tiên, có thể được thuyết phục từ bỏ chương trình hạt nhân đang phát triển sau nhiều thập kỷ phải trả giá bởi nền kinh tế kiệt quệ và cô lập về ngoại giao. 

Một nhân vật của đảng Cộng hòa có mối quan hệ gần gũi với Nhà Trắng lập luận rằng bất cứ những lý lẽ nào biện minh cho vị thế của tổng thống cũng đều thuận theo hướng trên. Hầu hết người Mỹ đều không quan tâm đến chi tiết của chính sách ngoại giao hạt nhân mà dường như chỉ tập trung tới thành công chứ không phải là "bế tắc kéo dài".

Những người hoài nghi từ lâu đã nghiêng về khả năng rằng Trump có thể thuyết phục Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân, lập luận rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đang lợi dụng tính kiêu căng của Trump, bao gồm cả việc gửi những bức thư "nịnh bợ" để Trump khoe khoang ở phòng Bầu dục trong khi lặng lẽ củng cố hình ảnh của mình trên trường quốc tế. 

Ảnh: Zing.vn
Ảnh: Zing.vn

Những người chỉ trích cũng lưu ý thêm rằng cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Trump và Kim jong-un hồi tháng 6/2018 cũng chỉ là một "màn trình diễn" trước truyền thông khi chỉ mang lại một tuyên bố có giá trị trên giấy. Trong khi Trump tuyên bố rằng đó là một thành quả vang dội thì chính quyền Mỹ vài tuần trước cuộc gặp thượng đỉnh lần hai lại trở lên thất vọng khi ban lãnh đạo Triều Tiên bác bỏ một đề nghị của Mỹ yêu cầu vạch rõ lộ trình cho vấn đề phi hạt nhân hóa một cách "hoàn toàn, có kiểm chứng và không thể đảo ngược". 

Graham Allison, chiến lược gia hạt nhân lâu năm của trường Đại học Harvard, cho rằng "đây không phải là ngoại giao thông thường. Tuy nhiên, đây cũng không phải là một tổng thống bình thường mà có thể từ những thù oán cá nhân ông ấy lại có những ý tưởng lỗi lạc". Allison nói thêm rằng Trump dường như "cũng có suy nghĩ giống Kim Jong-un. Kim Jong-un cũng sử dụng mạng xã hội, xem đấu bóng bầu dục và vài bộ phim nhạt nhẽo. Trump đang liên lạc với Kim Jong-un theo cách mà ông ấy cho rằng tốt hơn sách vở". 

Những người lạc quan chỉ ra chứng cứ mới đây cho rằng Đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên của Mỹ Stephen Biegun đã gặt hái thành công. Các nhà ngoại giao và giới chuyên gia đã có được thông điệp từ bức ảnh mà ông Trump đăng tải trên Twitter từ phòng Bầu dục vào trước đêm Giáng sinh 2018 với việc Stephen Biegun cùng với Cố vấn An ninh quốc gia Allison Hooker đang đứng thảo luận rất quyết liệt về vấn đề Triều Tiên. Trump viết chú thích ảnh rằng "Đón giáng sinh và trao đổi về thành quả đạt được với nhóm cố vấn về vấn đề Triều Tiên.

Cùng hướng tới cuộc gặp thượng đỉnh tiếp theo với nhà lãnh đạo Kim Jong-un!" Joel Wit, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Stimson, người đã trực tiếp tham gia đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân 1994 với Triều Tiên, gọi bức ảnh trên là "một tín hiệu quan trọng" dành cho người Triều Tiên, cho thấy Biegun hiện có thể tiếp cận tổng thống Mỹ.

Trong một bài phát biểu tại trường Đại học Stanford hồi tháng 1 vừa qua, Biegun đã thông báo rằng phía Triều Tiên đã có những bước đi cụ thể trong việc phá hủy hai cơ sở sử dụng thử nghiệm động cơ tên lửa và vũ khí hạt nhân đồng thời cam kết phá hủy các cơ sở làm giàu urani và plutoni.

Ông nói: "Chúng tôi đã thấy có sự thay đổi dần dần trong quan điểm của mỗi bên và có thể coi đó là dấu hiệu tích cực. Chắc chắn sẽ có được những thành quả lớn hơn nhiều so với cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất. Tôi cảm nhận được điều đó". 

Ảnh: Zing.vn
Ảnh: Zing.vn

Các quan chức chính phủ Mỹ nói rằng họ kỳ vọng sẽ rời Hà Nội với một lộ trình cụ thể cho tiến trình giải giáp hạt nhân Triều Tiên, trong đó chỉ rõ những bước đi cụ thể mà mỗi bên đều cam kết hiểu rõ để có thể gặt hái thành quả. Biegun cũng muốn thông qua bài diễn thuyết của mình để nhấn mạnh thêm rằng "Triều Tiên đã chuẩn bị để có những hành động tương xứng với các hành động của Mỹ".

Một số chuyên gia hy vọng rằng Trump sẽ từ bỏ nếu cuộc gặp thượng đỉnh này thất bại. David Albright, Chủ tịch Viện nghiên cứu Khoa học và An ninh quốc tế (ISIS) nhấn mạnh: "Từ những gì tôi có được khi làm việc với chính quyền cho thấy họ sẽ từ bỏ. Và tôi hy vọng họ sẽ từ bỏ nếu không đạt được gì vào thời điểm này".

Trump cũng tuyên bố rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thay mặt chính phủ đề cử ông nhận giải thưởng Nobel vì đánh giá cao về chiến lược ngoại giao hạt nhân của Mỹ. Động thái này của Trump đã khiến các nhà phân tích bối rối khi cho rằng Tokyo lo ngại Trump sẽ dễ dàng đạt được một thỏa thuận với Kim Jong-un mà bỏ qua việc đề cập đến những lo lắng của Nhật Bản về chương trình tên lửa tầm trung của Triều Tiên.

Cho dù Trump không được trao giải hoặc chỉ được đề cử nhận giải Nobel, ông ấy vẫn có thể tự nhận mình là một "người kiến tạo hòa bình".

Tranh luận về mối đe dọa Triều Tiên trước khi nhậm chức, Trump đã nói về người tiền nhiệm Barack Obama rằng: "Tôi tin là ông ấy (Obama) đã có thể tấn công Triều Tiên. Tôi nghĩ ông ấy đã sẵn sàng tiến hành chiến tranh với Triều Tiên và trên thực tế ông ấy đã nói với tôi rằng ông ấy chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến lớn nhằm vào Triều Tiên. Và giờ đây chúng ta đang ở đâu? Không tên lửa, không đạn pháo, không thử nghiệm hạt nhân. Chúng ta đã học được nhiều điều". 

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement