Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thủ tướng có thể quyết định khoản vay lãi suất 0% với ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt

Ngân hàng

16/01/2024 11:15

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi tiếp thu, đã nhất trí với quan điểm Thủ tướng có thẩm quyền quyết định khoản vay 0%, không tài sản đảm bảo đối với các tổ chức tín dụng thuộc diện được kiểm soát đặc biệt.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi vừa được trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến trước khi thông qua tại kỳ họp bất thường thứ 5 lần này. Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu ra những quy định và người có thẩm quyền quyết định khoản vay đối với ngân hàng đang thuộc diện tái cơ cấu, trong đó khoản vay có lãi suất, khoản lãi suất 0% và khoản vay lãi 0% mà không có tài sản đảm bảo.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện Luật Các Tổ chức tín dụng quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các trường hợp đề nghị vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm là các trường hợp đặc biệt, quan trọng cần phải có sự phối hợp của các cơ quan liên quan (như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...).

Thủ tướng có thể quyết định khoản vay lãi suất 0% với ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước vừa có vai trò của ngân hàng trung ương, vừa là thành viên Chính phủ, chính vì vậy việc quy định Ngân hàng Nhà nước đề xuất để Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay không có tài sản bảo đảm và cho vay có lãi suất 0% là cần thiết và hợp lý, theo Dân Việt.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị giao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt đối với khoản vay có lãi suất và có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất, tài sản bảo đảm của khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Đối với Ngân hàng hợp tác xã, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất là 0%/năm, không có tài sản bảo đảm đối với quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở đề xuất của ngân hàng hợp tác xã.

Đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Đặc biệt, đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng thẩm quyền thuộc về Thủ tướng quyết định trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, việc phân cấp khoản vay đặc biệt, lãi suất 0%, có hoặc không có tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng từ ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng, tổ chức bảo hiểm sẽ được thực hiện đúng trình tự quy định. Trong đó, sau khi cơ quan cấp dưới phê duyệt, đề nghị cơ quan cấp cao (Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng), việc phê duyệt khoản vay mới được xác định cụ thể.

Trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí cho ý kiến về việc can thiệp sớm các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt bởi hiện Việt Nam có một số ngân hàng nước ngoài hoạt động 100% vốn, có cho vay và đang thực hiện các hoạt động tín dụng đa dạng ở Việt Nam.

Theo đó, có ý kiến đề nghị việc can thiệp cần thực hiện ngay khi có dấu hiệu cảnh báo trong quản trị, điều hành hoặc vi phạm tỷ lệ bảo đảm an toàn (CAR là 8%) trong khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước được đề xuất là cơ quan xem xét áp dụng biện pháp can thiệp sớm trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo luật trước đó quy định giao Ngân hàng Nhà nước quyết định can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có lỗ lũy kế trên 15% vốn điều lệ (gồm vốn được cấp, quỹ dự trữ) và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.

Theo Ủy ban Thường vụ quy định này nhằm tránh tình trạng ngân hàng đang yếu kém nhưng vẫn mở rộng hoạt động, tăng trưởng như vừa qua. Đến khi cơ quan chức năng phát hiện đã muộn, khiến việc xử lý khó khăn, phải dùng nhiều nguồn lực.

Cũng theo dự thảo luật, trường hợp tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, gồm ngân hàng không có phương án khắc phục; không khắc phục được khi hết thời hạn thực hiện phương án do cấp có thẩm quyền yêu cầu. Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt, có nguy cơ mất an toàn hệ thống, tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% (bằng một nửa tỷ lệ yêu cầu 8%) trong 6 tháng và không có khả năng thanh toán các khoản nợ... cũng trong diện sẽ bị xem xét đưa vào kiểm soát đặc biệt.

Ngoài ra, dự thảo đã bổ sung quy định về phương án phục hồi, sáp nhập và chuyển nhượng vốn (một phần hoặc toàn bộ) của ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Trường hợp để đảm bảo an toàn hệ thống, Chính phủ sẽ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt hay không với các nhà băng này, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Hiện 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Đại Dương (OceanBank), Dầu khí toàn cầu (GPBank), Đông Á (DongABank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SCB. Kiểm soát đặc biệt là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng nói chung. Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có nhiều nhà băng từng bị rơi vào trường hợp kiểm soát đặc biệt nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement