Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khả năng ngân hàng trung ương các nước hạ lãi suất trong năm 2024

Ngân hàng

13/01/2024 09:05

Năm 2023 đã đi qua, nhưng rất nhiều sự kiện bất ngờ và rất nhiều ẩn số vẫn đang ẩn giấu trong tương lai gần, khiến việc dự đoán về kinh tế toàn cầu trở nên khó khăn hơn so với trước đây.

Theo tờ Liên hợp buổi sáng, do tỷ lệ lạm phát lõi vẫn cao hơn mục tiêu đặt ra nên các Thống đốc Ngân hàng trung ương sẽ không nhanh chóng giảm lãi suất. Trong khi đó, mặc dù mức lương thực tế đằng sau yếu tố lạm phát vẫn đang tăng, bằng chứng mạnh mẽ về việc năng suất tăng vẫn chưa xuất hiện.

Khi các ngân hàng trung ương tiếp tục tìm cách thông qua tuyên bố công khai để tác động đến thị trường, có lẽ họ phải thừa nhận rằng thị trường có thể có những thứ mà họ không thấy được. Nếu dữ liệu chuyển biến tích cực, họ có thể sẽ thay đổi quan điểm.

Năm 2023 đã qua đi, nhưng rất nhiều sự kiện bất ngờ (đặc biệt là về phương diện địa chính trị) và rất nhiều ẩn số vẫn đang ẩn giấu trong tương lai gần, khiến việc dự đoán về kinh tế toàn cầu trở nên khó khăn hơn so với trước đây. Hầu hết các tổ chức đầu tư dự đoán nền kinh tế sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2024.

Khả năng ngân hàng trung ương các nước hạ lãi suất trong năm 2024- Ảnh 1.

Nhiều khả năng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ hạ lãi suất trong năm 2024. Ảnh: THX/TTXVN

Rủi ro lạm phát đã gây ra thách thức lớn hơn. Tình hình những năm qua cho thấy ít nhất về mặt ý nghĩa tổng thể, lạm phát sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các yếu tố không xác định và ẩn số chưa biết. Những tranh luận gay gắt về triển vọng lạm phát vẫn đang tiếp tục diễn ra, một số doanh nhân có uy tín, giàu kinh nghiệm cảm thấy hoài nghi về việc liệu các Ngân hàng trung ương đã kiềm chế được lạm phát hay chưa.

Dữ liệu giá tiêu dùng mới nhất của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), Mỹ và Anh đã cung cấp một số thông tin đáng khích lệ về xu hướng lạm phát tổng thể. Tuy nhiên, lạm phát lõi (không bao gồm giá năng lượng và lương thực biến động tương đối lớn) vẫn cao hơn mục tiêu đặt ra của các ngân hàng trung ương, khiến người dân cảm thấy bất an.

Đương nhiên, ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc dường như không tồn tại vấn đề này. Ngược lại, dữ liệu giá tiêu dùng gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này đang xuất hiện tình trạng giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng cơ bản giảm 0,5% vào tháng 11/2023 so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, nhiều chuyên gia phân tích đều hoài nghi Trung Quốc đang truyền áp lực giảm phát sang các nước khác trên thế giới, chủ yếu thông qua hoạt động xuất khẩu của ngành sản xuất có chi phí thấp và thị phần ở nước ngoài liên tục mở rộng. Nếu kinh tế toàn cầu vẫn ở kỷ nguyên đó, một số lo lắng về lạm phát hiện nay có lẽ sẽ giảm nhẹ đáng kể, nhưng những ngày tháng đó dường như không bao giờ quay lại.

Quy mô những thách thức mà kinh tế trong nước Trung Quốc đối diện (bao gồm giảm phát) là một vấn đề lớn cần được nghiên cứu chuyên sâu. Xét đến thị trường bất động sản Trung Quốc đối diện với nhiều vấn đề, tiếp tục tham khảo kinh nghiệm liên quan của các nước khác, có thể thấy rằng những khó khăn của Trung Quốc sẽ tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, một quan điểm không quá bi quan cho rằng, chính vì có những tiền lệ này và cảnh báo dài hạn của nhiều chuyên gia phân tích, nên các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đều đã hoàn toàn nhận thức được những vấn đề này.

Bên cạnh những yếu tố bên trong của Trung Quốc, cũng phải xem xét xu hướng giá cả hàng hóa chiến lược toàn cầu, bởi vì nhu cầu của Trung Quốc vẫn sẽ gây ra ảnh hưởng lớn. Về phương diện này, những thông tin hướng đến cuối năm 2024 là đáng khích lệ hơn so với sự trông đợi của nhiều người. Lạm phát tổng thể của nhiều nước có thể sẽ giảm xuống hơn nữa trong vòng những tháng tới. Mặc dù tình hình Trung Đông hỗn loạn, xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng giá dầu thô vẫn yếu. Điều đó khiến nhiều nhà phân tích cảm thấy bất ngờ.

Bên cạnh những yếu tố này, cần phải chú ý đến một số yếu tố khác. Thứ nhất, tăng trưởng tiền tệ của nhiều nền kinh tế suy yếu mạnh, kết hợp với xu hướng giá cả hàng hóa chiến lược hiện nay đã mang lại cảm giác khá yên tâm. Mặc dù ngoài những người theo chủ nghĩa tiền tệ cuồng nhiệt nhất, đã rất lâu không có ai cho rằng cung tiền luôn trực tiếp liên quan đến lạm phát, tuy nhiên tình hình của những năm qua cho thấy nếu tăng trưởng tiền tệ mạnh thì lạm phát sẽ tăng cao - như ở Mỹ vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Thứ hai, có lẽ phù hợp với xu hướng hàng hóa chiến lược và tiền tệ, dữ liệu kỳ vọng lạm phát gần đây của các nước chủ chốt khiến các chuyên gia cảm thấy được an ủi. Đặc biệt, kết quả khảo sát mới nhất của Đại học Michigan về triển vọng 5 năm của người tiêu dùng cho thấy, kỳ vọng lạm phát ở Mỹ đã giảm từ 3,2% vào tháng 11/2023 xuống còn 2,8% của tháng 12, điều này ít nhất cho thấy kỳ vọng lạm phát dài hạn sẽ không tiếp tục tăng.

Thứ ba, có lẽ cũng là vấn đề gai góc nhất, đó là các ngân hàng trung ương sẽ ứng phó như thế nào. Định hướng mới nhất được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cung cấp cho thị trường nhấn mạnh, lãi suất có thể giảm 75 điểm cơ bản trong năm 2024. Các ngân hàng trung ương khác, đặc biệt là Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang "đi ngược lại" những đặt cược trên thị trường tài chính về việc sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, tuy nhiên thị trường dường như vẫn chưa nhận ra điểm này.

Do tỷ lệ lạm phát lõi vẫn cao hơn mục tiêu đặt ra, ngoại trừ mức lương thực tế đằng sau yếu tố lạm phát vẫn đang tăng, bằng chứng mạnh mẽ về năng suất tăng vẫn chưa xuất hiện, nên các Thống đốc Ngân hàng trung ương sẽ không giảm lãi suất nhanh chóng. Khi họ tiếp tục tìm cách thông qua các tuyên bố công khai để tác động đến thị trường, có lẽ họ phải thừa nhận rằng thị trường có thể nhìn thấy những thứ mà họ không thấy được. Nếu dữ liệu chuyển biến tích cực, họ có thể sẽ thay đổi quan điểm.

Tăng trưởng tiền lương vẫn là một biến số quan trọng. Ở một số nước, nhất là Anh, tăng trưởng tiền lương luôn vượt qua tăng trưởng giá cả tiêu dùng. Các nhà hoạch định chính sách lo lắng rằng xu hướng này có thể sẽ gây ra một vòng xoáy giá cả và tiền lương. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng tiền lương thực tế gần đây được tái cân bằng thu nhập tài chính và sự tăng trưởng tích cực của năng suất được kỳ vọng từ lâu chứng minh là hợp lý, thì đó không phải là một điều tốt hay sao? Năm Mới luôn mang lại niềm hy vọng mới.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement