Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thu ngân sách năm 2022 ước tính vượt dự toán hơn 200.000 tỷ đồng, riêng dầu thô vượt 40.000 tỷ đồng

Chính sách - Hạ tầng

28/10/2022 20:28

Theo Bộ Tài chính, cả năm thu NSNN ước đạt gần 1.614,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% so với dự toán, ước tính khoảng 202.400 tỷ đồng. Trong đó, thu từ dầu thô ước tính vượt thu ngân sách gần 40.000 tỷ đồng và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu dự kiến vượt thu 47.000 tỷ đồng.

Theo đó, Bộ Tài chính nhất trí với các ý kiến cho rằng việc thu NSNN năm 2022 ước vượt khá lớn so với dự toán. Tuy nhiên, do công tác đánh giá ước thu năm 2021 làm cơ sở xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, tác động nghiêm trọng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội, việc dự toán thu NSNN năm 2022 trình Quốc hội tăng 3,4% so với ước thực hiện thu NSNN năm 2021 là khá thận trọng.

Về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, Bộ Tài chính cho biết, Dự toán thu cân đối NSNN là 1.411,7 nghìn tỷ đồng. Thực hiện 9 tháng đạt 1.327,3 nghìn tỷ đồng, bằng 94% dự toán, tăng 22% so cùng kỳ năm 2021.

Thu ngân sách năm 2022 ước tính vượt dự toán hơn 200.000 tỷ đồng, riêng dầu thô vượt 40.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đánh giá thực hiện cả năm thu NSNN ước đạt gần 1.614,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% so với dự toán, tăng 2,9% so với thực hiện năm 2021; tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 17,2% GDP, trong đó từ thuế và phí đạt khoảng 13,9% GDP. Phần vượt thu ngân sách ước tính khoảng 202.400 tỷ đồng.

Trong đó, dự toán thu nội địa là 1.176,7 nghìn tỷ đồng. Thực hiện thu 9 tháng đạt 1.045,8 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán, tăng 18,8% so với cùng kỳ. Đánh giá ước thu nội địa cả năm 2022 đạt khoảng 1.292,3 nghìn tỷ đồng, vượt 9,8% so dự toán (tăng 115,6 nghìn tỷ đồng), giảm 0,9% so thực hiện năm 2021.

Đáng chú ý là ước thực hiện thu từ dầu thô cả năm đạt 68.000 tỷ đồng, vượt 141,1% so dự toán (tương đương 39.800 tỷ đồng), tăng 52,3% so thực hiện năm 2021. Dự toán thu từ dầu thô 28.200 tỷ đồng trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước 7 triệu tấn, giá bán 60 USD/thùng. Thực hiện thu 9 tháng đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, vượt 113% so dự toán.

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu dự toán là 199.000 tỷ đồng; thực hiện 9 tháng đạt 216,5 nghìn tỷ đồng, bằng 108,8% so dự toán. Đánh giá thực hiện cả năm, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 246.000 tỷ đồng, vượt 23,6% so dự toán (47.000 tỷ đồng), tăng 14% so thực hiện năm 2021.

Thu viện trợ dự toán đạt 7.800 tỷ đồng; thực hiện 9 tháng đạt 4.940 tỷ đồng, bằng 63,3% dự toán. Ước thực hiện cả năm thu đạt dự toán.

Về chi ngân sách, dự toán chi cân đối NSNN là 1.784,6 nghìn tỷ đồng; thực hiện 9 tháng bằng 60,9% dự toán. Ước chi NSNN cả năm đạt 2.035,4 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so dự toán.

Trước ý kiến cho rằng thu NSNN năm 2023 như Chính phủ xây dựng chưa phù hợp so với khả năng, có thể giảm không gian về chính sách tài khóa, cần dự toán thu cao hơn và cần xây dựng theo nguyên tắc căn cứ NSNN 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tính đến tác động của chính sách thuế mới, Bộ Tài chính cho rằng hiện cơ cấu thu NSNN gồm các khoản: thu từ dầu thô, thu xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu tiền sử dụng đất, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất.

Trong đó, một số nguồn thu không theo tăng trưởng kinh tế, như dầu thô (phụ thuộc vào năng lực khai thác dầu thô trong nước và giá dầu thô trên thế giới); thu tiền sử dụng đất; thu từ xuất nhập khẩu.

Với dự toán thu năm 2023, Chính phủ trình Quốc hội 1.620 triệu tỷ đồng, tăng 0,4% so với ước thực hiện năm 2022, do có 4 khoản thu (từ dầu thô, tiền sử dụng đất, xuất nhập khẩu, viện trợ) bị giảm khoảng 80.000 tỷ đồng, tương đương 5% tăng trưởng, theo Zing.

Riêng thu nội địa không kể tiền sử dụng đất (nguồn gốc từ phát sinh kinh tế) đã được xây dựng dự toán bám sát định hướng về chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và vẫn còn rủi ro từ bối cảnh bất ổn của nền kinh tế thế giới, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái.

Chưa kể, thực tiễn các năm qua cho thấy thu NSNN thường không sát với tăng trưởng GDP do có độ trễ sau những biến động lớn về kinh tế.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement