Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường xăng dầu trong nước đang xảy ra chuyện gì?

Giá cả hàng hóa

30/08/2022 17:56

Bộ Công Thương thành lập khẩn 3 đoàn công tác để kiểm tra tình hình kinh doanh xăng dầu ở 3 miền Bắc - Trung - Nam, trong bối cảnh thị trường xuất hiện những thông tin trái chiều.

Hiện tại trên các diễn đàn về xăng dầu, nhiều cửa hàng, đại lý các doanh nghiệp cho rằng, mức hoa hồng trên mỗi lít xăng, dầu bằng 0 khiến doanh nghiệp bán lẻ rơi vào thua lỗ. Không những thế, nguồn hàng lại khó nhập, khiến nhiều đại lý xăng dầu khó chồng khó.

Thêm nữa, quy định đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được lấy hàng của một nhà phân phối khiến các đại lý xăng dầu tư nhân bị động về nguồn cung. Do đó, doanh nghiệp bán lẻ cho rằng cơ quan quản lý cần cho phép đại lý bán lẻ được mở rộng quyền mua từ 2 nhà cung cấp trở lên, giúp đa dạng nguồn hàng, kho đầu mối này đứt nguồn họ có thể nhập kho đầu mối khác, tránh tình trạnh đứt nguồn buộc đóng cửa…

Trước thực trạng này, nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh bán lẻ xăng dầu cho biết sẽ nghỉ bán hoặc bán cầm chừng để tránh rơi vào cảnh thua lỗ nặng.

Tại sao Bộ Công thương lập đoàn công tác - Ảnh 1.

Bộ Công Thương lập khẩn 3 đoàn công tác kiểm tra thị trường xăng dầu. Ảnh: Internet.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương thành lập khẩn 3 đoàn công tác kiểm tra thị trường xăng dầu. Đoàn công tác có nhiệm vụ kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật kinh doanh xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm cả thương nhân, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu… Mục đich giám sát để tìm gốc rễ vấn đề về nguồn cung xăng dầu, từ có có những giải pháp tháo gỡ phù hợp, kịp thời cho ngành xăng dầu.

Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, các đoàn công tác không được gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hoạt động bình thường, chấp hành đúng pháp luật, chỉ tập trung vào những đơn vị làm không đúng, có dấu hiệu vi phạm, thoái thác nhiệm vụ, nghĩa vụ cung ứng xăng dầu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng giao cho Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các địa phương phối hợp với các đoàn công tác, xử lý nghiêm minh các sai phạm, theo VTC. 

Mới đây, tại TP.HCM, các doanh nghiệp xăng dầu có văn bản gửi cơ quan chức năng TPHCM đề xuất tăng mức hoa hồng, bỏ trích quỹ bình ổn, điều hành giá trong vòng 24 giờ. 

Theo báo Phụ nữ TP.HCM, các doanh nghiệp cho biết với mức hoa hồng trên mỗi lít xăng dầu hiện ở mức 0 đồng, hoặc 200 đồng, các đại lý vẫn không đủ chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh. 

Hiện nguồn cung xăng dầu cũng rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp sau khi cộng chi phí mặt bằng, chi phí vận tải, kho bãi, nhân viên, điện nước… đã bị lỗ. Phải kinh doanh trong tình trạng càng bán càng lỗ nhưng đại lý vẫn phải mở cửa bán xăng dầu, bởi nếu đóng cửa sẽ bị cơ quan chức năng rút giấy phép.

Theo các doanh nghiệp, hiện nay mỗi khi có biến động địa chính trị trên thế giới, các chính sách xăng dầu thường tập trung vào các tập đoàn và những đầu mối nhập khẩu mà ít chú ý các đại lý, cửa hàng bán lẻ của tư nhân.

Trước những khó khăn hiện nay, các đại lý kinh doanh xăng dầu kiến nghị Nhà nước nên bỏ trích quỹ bình ổn vì không đúng với mục đích Chính phủ đề ra và bất ổn trong quản lý, điều hành giá.

Các doanh nghiệp còn kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ cho nền kinh tế bằng cách bỏ ra số vốn nhất định nhập khẩu phần xăng dầu để duy trì an ninh năng lượng quốc gia, phân bổ cho các kho đầu mối lưu giữ (không được thâm hụt khi chưa được phép của Chính phủ) để tránh trường hợp các đầu mối thấy giá xăng dầu thế giới xuống không nhập hàng làm cho chuỗi cung ứng ra thị trường xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ như hiện nay.

Bên cạnh đó,  doanh nghiệp kiến nghị “Nhà nước cần rút giấy phép vĩnh viễn các công ty đầu mối không tuân thủ theo quy định về an ninh năng lượng”.

Về cơ chế giá thành bán lẻ xăng dầu,  doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị  doanh nghiệp đầu mối chiết khấu hoa hồng tối thiểu 600 - 800 đồng/lít cho các cửa hàng bán lẻ để đủ sức duy trì hoạt động; rút ngắn thời gian điều hành giá trong vòng 24 giờ kể cả ngày nghỉ, lễ để tránh tình trạng găm hàng tạo ra khan hiếm. 

Đồng thời, cơ quan chức năng cho các cửa hàng bán lẻ được ký hợp đồng với nhiều  doanh nghiệp đầu mối để vừa tăng sức cạnh tranh, vừa đáp ứng được nguồn hàng, vì hiện nay mỗi  doanh nghiệp bán lẻ chỉ được phép ký hợp đồng với một  doanh nghiệp đầu mối, khi có sự cố thì  doanh nghiệp bán lẻ không được lấy hàng từ đầu mối khác.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) vừa có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương điều hành giá bán lẻ xăng dầu sớm hơn, tức vào ngày 1/9. Nguyên nhân là tổng nguồn cung xăng dầu trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng song giá thành phẩm thế giới, nhất là dầu diesel tăng mạnh từ sau kỳ điều hành ngày 22/8. Đến ngày 25/8, giá dầu diesel tăng 16,6% so với kỳ điều hành 22/8.

Trường hợp điều hành giá xăng dầu vào 5/9 thay vì 1/9, tức chậm hơn chu kỳ thông thường, Hiệp hội Xăng dầu lo ngại sẽ khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước có độ trễ nhất định, không phản ánh đúng xu hướng tăng của giá thế giới. Điều này gây khó khăn cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu trong đảm bảo nguồn, nhất là tạo tâm lý găm hàng, đầu cơ gây bất ổn thị trường.

Theo các doanh nghiệp, việc điều chỉnh giá xăng dầu vào 1/9 sẽ giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa thuận lợi cho các đơn vị trong tạo nguồn, phục vụ kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.

(Tổng hợp)

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement