Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản ngày 7/10: Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm

Giá cả hàng hóa

07/10/2022 08:41

Thị trường nông sản hôm nay 7/10 ghi nhận giá cà phê thế giới đồng loạt giảm trong khi thị trường tiêu được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn do biến động chính trị ở châu Âu.

Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm

Giá cà phê trong nước hôm nay giao dịch trong khoảng 46.100 - 46.500 đồng/kg. 

Cụ thể, tại Lâm Đồng là 46.100 đồng/kg, Đắk Lắk: 46.500 đồng/kg, Đắk Nông: 46.400 đồng/kg, Gia Lai: 46.400 đồng/kg, Kon Tum: 46.400 đồng/kg. 

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2022 giảm 33 USD/tấn, giao dịch ở mức 2.140 USD/tấn; giao tháng 1/2023 giảm 28 USD/tấn, 392248ở mức 2.139 USD/tấn. 

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 6,95 cent/lb, 392248ở mức 217,7 cent/lb; giao tháng 3/2023 giảm 7 cent/lb, 392248ở mức 207,65 cent/lb.

Toàn thị trường nông sản suy yếu  - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 227,89 USd/Lbs vào cuối quý này.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2022 đạt 100 nghìn tấn, trị giá 240 triệu USD, giảm 11,1% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với tháng 8/2022; so với tháng 9/2021 giảm 3,0% về lượng, nhưng tăng 11,3% về trị giá.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 1,35 triệu tấn, trị giá 3,07 tỷ USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 37,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 9/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.399 USD/tấn, tăng 1,5% so với tháng 8/2022 và tăng 14,8% so với tháng 9/2021.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.280 USD/tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Xét về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, tháng 8/2022 so với tháng 8/2021, xuất khẩu các chủng loại cà phê robusta, arabica, cà phê excelsa giảm, nhưng xuất khẩu cà phê chế biến tăng. Tính chung 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê robusta, arabica và cà phê chế biến tăng, nhưng xuất khẩu cà phê excelsa giảm.

Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta trong tháng 8/2022 đạt 98,18 nghìn tấn, trị giá 195,93 triệu USD, giảm 7,3% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với tháng 8/2021.

Tính chung 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê robusta đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 2,2 tỷ USD, tăng 17,4% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Dự báo, thời gian tới đà giảm giá cà phê sẽ chậm lại. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi có thể ảnh hưởng đến vùng trồng cà phê của Việt Nam.

Thị trường tiêu được dự báo còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới

Giá tiêu hôm nay trên thị trường trong nước dao dịch trong khoảng 61.500 - 64.500 đồng/kg. 

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giao dịch ở mức 63.000 đồng/kg, Gia Lai: 61.500 đồng/kg, Đồng Nai: 63.000 đồng/kg, Bà Rịa - Vũng Tàu: 64.500 đồng/kg, Bình Phước: 63.500 đồng/kg.

Toàn thị trường nông sản suy yếu  - Ảnh 2.

Theo dự báo của một số doanh nghiệp xuất khẩu, thời gian tới xuất khẩu tiêu vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng căng thẳng chính trị tại Đông Âu và chính sách "Zezo Covid" của Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam sắp vào vụ thu hoạch mới với kỳ vọng đạt năng suất tốt hơn vụ thu hoạch năm ngoái, do đó các nhà xuất khẩu đang đẩy mạnh bán hàng để chuẩn bị cho vụ mới.

Ở Đồng Nai, nhiều nông dân trồng tiêu dự báo vụ tiêu sắp tới, năng suất hồ tiêu có thể đạt tốt hơn nhiều so với vụ thu hoạch năm ngoái. Trong đó, mô hình sản xuất tiêu sạch, sản xuất tiêu hữu cơ và vào chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ có nhiều lợi thế cạnh tranh. Hiện các địa phương của tỉnh Đồng Nai đang nhân rộng mô hình sản xuất tiêu theo hướng hữu cơ, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để sản phẩm hồ tiêu có đầu ra bền vững hơn.

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững.

Cùng đà giảm của thị trường nội địa, hôm qua cộng đồng hồ tiêu quốc tế đã niêm yết giảm giá tiêu trắng của Việt Nam 50 USD/tấn, xuống còn 4.850 USD/tấn, tiêu đen ở mức 3.250 USD/tấn.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 tuần, tổ chức này đã hạ giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam đến hai lần.

Thị trường cao su biến động trái chiều

Giá cao su hôm nay tăng giảm trái chiều tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 ghi nhận mức 226 yen/kg, tăng 0,1 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 11, 12 và 1/2023, 2/2023 đều tăng gần 1%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 đứng ở mức 11.905 nhân dân tệ/tấn, giảm 135 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm ở các kỳ hạn tháng 11, tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 4/2023 ở mức giảm mạnh hơn 1%.

Toàn thị trường nông sản suy yếu  - Ảnh 3.

Cao su giảm 40,50 US Cents/kg hay 22,71% kể từ đầu năm 2022.

Theo ước tính, tháng 9/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 210 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 8,1% về trị giá so với tháng 8/2022; Tuy nhiên so với tháng 9/2021 tăng 16% về lượng và tăng 2% về trị giá. 

Giá xuất khẩu bình quân trong tháng 9/2022 đạt 1.455 USD/tấn, giảm 4% so với tháng 8/2022 và giảm 12,1% so với tháng 9/2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,41 triệu tấn, trị giá 2,32 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 8 tháng năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280), Latex, SVR 3L, SVR 10, RSS3, SVR CV60… Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 56,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 677,86 nghìn tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD, giảm 1,3% về lượng, nhưng tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 676,11 nghìn tấn, trị giá 1,13 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng, nhưng tăng 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 8 tháng năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Cao su tổng hợp, SVR20, Latex, Skim block, SVR10, cao su tái sinh, RSS3, SVR3L…

Về giá xuất khẩu: Trong 8 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021 như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280), cao su tổng hợp, SVR20, SVR10, SVR5…

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement