Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản ngày 17/6: Giá cà phê bật tăng trở lại

Giá cả hàng hóa

17/06/2022 07:37

Thị trường nông sản hôm nay 17/6 ghi nhận giá cà phê bật tăng trở lại trên cả thị trường trong nước và quốc tế.

Giá cà phê bật tăng trở lại

Giá cà phê trong nước tăng trở lại, cao nhất là tại tỉnh Đắk Lắk với 41.800 đồng/kg, Lâm Đồng: 41.700 đồng/kg, Gia Lai: 42,100đồng/kg, Đắk Nông: 42,100đồng/kg, Kon Tum: 42,100đồng/kg. Giá cà phê giao tại cảng TP HCM: 46,100đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, chốt phiên giao dịch ngày 16/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục đà tăng bật lên mạnh mẽ, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 45 USD (2,2%), giao dịch tại 2.091 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 49 USD (2,38%) giao dịch tại 2.104 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục tăng 3,45 Cent (1,51%), giao dịch tại 231,95 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,3 Cent/lb (1,44%), giao dịch tại 231,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Giá hồ tiêu "đứng" chờ thị trường, cà phê bật tăng - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 235,88 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 258,13 trong thời gian 12 tháng.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE được giao dịch quanh mức 2,3 USD, cao nhất kể từ ngày 9/6, trong bối cảnh đồng USD nhẹ hơn và lo ngại về nguồn cung thắt chặt ở nước trồng hàng đầu Brazil. Safras & Mercado báo cáo rằng vụ thu hoạch cà phê 2022/23 của Brazil chỉ hoàn thành 28% tính đến ngày 14/6, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 36%. 

Đồng thời, có những lo ngại về tình trạng khô hạn quá mức ở Brazil trong bối cảnh lượng mưa giảm ở Minas Gerais, nơi chiếm khoảng 30% sản lượng arabica của cả nước. Sản lượng nhỏ hơn ở Colombia, nước sản xuất arabica lớn thứ hai thế giới cũng gây áp lực lên giá cà phê. Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia gần đây đã báo cáo rằng sản lượng cà phê từ tháng 1 đến tháng 5 của Colombia đã giảm -4% so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 4,5 triệu bao. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương đầu tháng 6, giá cà phê thế giới tiếp tục đà phục hồi. Yếu tố giúp giá cà phê toàn cầu tăng trong ngắn hạn gồm có: xuất khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam chậm lại; thời tiết không thuận lợi tại vùng sản xuất cà phê chính ở Brazil.

Chuyên gia dự báo, giá cà phê sẽ diễn biến khả quan trong nửa cuối tháng 6 và trong quý 2, sau khi các giới đầu cơ đã qua giai đoạn đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7. Với kim ngạch xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm đã vượt 2 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng ngành cà phê đang có cơ hội vượt qua con số kỷ lục 3,7 tỷ USD của năm 2012, để lần đầu tiên cán mốc 4 tỷ USD trong năm nay.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình phân tích, có hai "biến số" quan trọng có thể làm thay đổi giá cà phê phái sinh từ nay đến cuối năm như sau, đó là tỷ lệ tăng lãi suất điều hành đồng USD Mỹ và yếu tố thời tiết tại Brazil. Hai tác động này tỏ ra không tương thích mà còn triệt tiêu lẫn nhau. Vả lại, thời tiết tại các vùng cà phê Brazil nếu như có chuyện gì đó xảy ra, dù có thể mới là tin đồn, cũng sẽ kích giá hai sàn cà phê tăng mạnh. Nhưng tùy theo độ chính xác của tin thời tiết mà biến động giá có bền hay không. Kinh nghiệm hàng chục năm nay cho thấy giá dựa trên yếu tố thời tiết thường bấp bênh.

Giá tiêu dao động 72.000 – 75.500 đ/kg

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 72.000 – 75.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai: 72.000 đ/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 73.000 đồng/kg; Bình Phước: 74.000 đồng/kg, Bà Rịa - Vũng Tàu: 75.500 đồng/kg.

Giá hồ tiêu "đứng" chờ thị trường, cà phê bật tăng - Ảnh 2.

Theo IPC, tổng nguồn cung toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 ngàn tấn, giảm 2,6% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Indonesia.

Tuy nhiên, mặc dù sản lượng giảm nhưng giá nội địa và xuất khẩu của Việt Nam đang có chiều hướng giảm từ mức 80.000 đồng/kg vào đầu năm xuống còn 74.000 đồng/kg vào những ngày đầu tháng 6/2022. Tương tự, giá xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm từ mức 4.450 USD/tấn vào đầu năm xuống còn 4.250 USD/tấn vào tháng 5/2022. Không chỉ ở Việt Nam, giá ở các thị trường Brazil và Indonesia cũng giảm từ 200-250 USD so với thời điểm đầu năm 2022.

VPA đánh giá, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm là nguyên nhân chính dẫn tới giá hồ tiêu giảm trong thời gian vừa qua. Từ việc ảnh hưởng của giá dầu tăng cao dẫn tới các nền kinh tế bị ảnh hưởng; xung đột Nga-Ukraine cũng tác động không nhỏ đến thị trường hồ tiêu thế giới khi các mặt hàng tiêu dùng bị lạm phát, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero Covid cũng là một nguyên nhân dẫn tới giá hồ tiêu giảm, khi đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Lượng nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 giảm tới 89% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2022 đạt 4.504 USD/tấn, giảm 2,70 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2022.

Thời điểm hiện tại, giá tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.

Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Giá cao su giảm nhẹ

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 265,15 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích, ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 281,22 trong thời gian 12 tháng.

Giá cao su trong phiên sáng nay đi xuống, với giá trên sàn Tocom giảm 1%, do lo ngại lạm phát toàn cầu.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 16/6/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm nhẹ xuống mức 251,5 JPY/kg, giảm nhẹ 0,2 yên, tương đương 0,08%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 15 CNY, ghi nhận 12.735 CNY/tấn, tương đương 0,12%.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần do giá nguyên liệu cao su ở Thái Lan và cao su tại thị trường Thượng Hải giảm trong bối cảnh Trung Quốc áp đặt các hạn chế mới chống Covid-19 làm giảm triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên.

Cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn Singapore giảm 1,3% xuống 160,9 U.S. cent/kg.

Giá hồ tiêu "đứng" chờ thị trường, cà phê bật tăng - Ảnh 3.

Cao su tăng 32,10 JPY / kg hay 14,41% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á tăng mạnh trong những ngày đầu tháng 6 nhưng sau đó giảm trở lại trước mối lo ngại về lạm phát.

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng lên mức 256 Yên/kg vào ngày 6/6, sau đó giá giảm trở lại nhưng vẫn ở mức cao hơn so với cuối tháng 5/2022.

Theo đó, nhu cầu từ Trung Quốc, quốc gia chiếm 42% nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu, dự kiến sẽ tăng lên, do các quy định về Covid-19 ở Thượng Hải được nới lỏng từ ngày 1/6.

Bên cạnh đó, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản cũng tăng trưởng nhanh nhất trong 6 tháng vào tháng 5/2022 do tâm lý người tiêu dùng tích cực hơn sau khi các biện pháp hạn chế Covid-19 được nới lỏng.

Các công ty ôtô Nhật Bản có thể đạt lợi nhuận kỷ lục trong năm nay khi họ nâng giá xe và cắt giảm chi phí để giảm thiểu tác động từ lạm phát tăng cao. Trong khi đó, tại Ấn Độ, những trận mưa trái mùa liên tục đã làm gián đoạn việc thu hoạch mủ ở bang Kerala (Ấn Độ) kể từ giữa tháng 5/2022.

Taị thị trường trong nước, từ đầu tháng 6 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước ổn định.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement